Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học tổ nhà trẻ, mầm, chồi năm học 2021- 2022

TRƯỜNG MN GIỒNG GĂNG

TỔ NHÀ TRẺ MẦM CHỒI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  Tân Phước, ngày 29 tháng 9 năm 2021

 

 

K HOẠCH

Thực hiện nhiệm vụ năm học tổ nhà trẻ, mầm, chồi năm học 2021- 2022

 

 

Căn cứ Kế hoạch số 97/KH-MNGG, ngày 27  tháng 9 năm 2021 của trường Mầm non Giồng Găng về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022;

Căn cứ điều kiện và tình hình thực tế của tổ Nhà trẻ, Mầm, chồi nay tổ trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022 như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
  2. Thuận lợi

– Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường, dưới sự hướng dẫn của tổ chuyên môn.

– Nhà trường thường xuyên mở chuyên đề, thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm để nâng cao tay nghề.

– Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình.

– Lãnh đạo nhà trường phân chia nhóm, lớp theo đúng độ tuổi và phù hợp với từng giáo viên.

  1. Khó khăn

– Do tình hình dịch bệnh nên trẻ chưa đến trường, công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh gặp nhiều khó khăn, do một số phụ huynh không sử dụng zalo nên kết nối zalo trao đổi chưa kịp thời.

– Một số cháu lần đầu tiên đến lớp chưa qua học lớp nhà trẻ nên còn nhút nhát.

– Các lớp đều dạy bán trú cả ngày nên việc trao đổi chuyên môn gặp khó khăn.

  1. Học sinh
Nhóm, Lớp Tổng số lớp Tổng số

HS

Nữ Bán trú Ghi chú
Lớp Tổng số HS
Nhóm 12-24 tháng 01 16 8 01 16  
Nhóm 25-36 tháng 01 20 10 01 20  
Mầm 2 54 20 02 54  
Chồi 2 56 26 02 56  
Tổng cộng: 6 146 64 6 146  

 

  1. Giáo viên trong tổ

– Tổng số: 12 giáo viên

– Trình độ: 11 đại học, 01 cao đẳng

– Bán trú: 12 giáo viên

+ Cơ sở vật chất

– Số phòng: 06 phòng

  1. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
  2. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ em trong bối cảnh dịch Covid-19

– Các lớp thực hiện nghiệm công tác, phòng chống dịch theo chỉ đạo của cấp trên, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và y tế học đường trong nhà trường để thực hiện công tác phòng, chống dịch ( dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác…). Các lớp đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về phòng, chống dịch bệnh; làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo vụ theo Chương trình GDMN.

– Trách nhiệm của giáo viên: Hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời điểm: Trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi ra về, khi thấy tay bẩn. Hướng dẫn trẻ giãn cách phù hợp trong các hoạt động giáo dục ( nhứ 20/11, thể dục sáng…). Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu dùng thiết bị điện thoaig thông minh.

  1. Công tác giáo dục
  2. Yêu cầu

– Thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quy định.

– Tăng cường trao đổi học tập, rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy qua các lớp học bồi dưỡng thường xuyên, thao giảng nahmwf nâng cao công tác giáo dục trẻ.

  1. Chỉ tiêu

– Dự thao giảng tổ và dự hội giảng trường

– Có 100% trẻ đạt chỉ tiêu bé ngoan.

  1. Biện pháp

– Thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua do nhà trường và cấp trên tổ chức

  1. Công tác huy động học sinh ra lớp và duy trì
  2. Yêu cầu

– Tăng cường huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số học sinh tạo nhóm Zalo, Facebook, Youtube, để trẻ chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học.

  1. Chỉ tiêu

– Huy động trẻ ra lớp đạt từ 25-30 trẻ/ lớp.

– Tỉ lệ chuyên cần 100%

  1. Biện pháp

– Phối hợp với BGH và Ban nhân dân ấp, Ban đại diện phụ huynh, Hội khuyến học, Hội phụ nữ để duy trì học sinh ra lớp.

– Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp, gây hứng thú cho trẻ

– Vận động phụ huynh hỗ trợ, đồng thời bảo quản tốt cơ sở vật chất.

– Cần làm tốt công tác giữ gìn và bào quản cơ sở vật chất hiện có.

  1. Nâng cao chất lượng đội ngũ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
  2. Yêu cầu

– Luôn có lòng yêu nghề, mến trẻ có trách nhiệm trong công việc.

– Hướng dẫn thực hiện chuyên môn các hoạt động các phong trào có nề nếp và hiệu quả.

– Tham gia đầy đủ các hội thi của giáo viên và học sinh từ cấp trường, cấp Huyện,  cấp tỉnh.

– Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi.

– Bồi dưỡng giáo viên và học sinh tham gia các hội thi; đẩy mạnh dự giờ lẫn nhau trong tổ để dự thi đạt kết quả cao.

  1. Chỉ tiêu

– Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn giảng cũng cố chất lượng giáo dục.

– Tham gia đầy đủ các phong trào mũi nhọn quy định.

– Xây dựng chương trình theo hướng tích hợp lấy trẻ làm trọng tâm.

– Tham gia đầy đủ các buổi thao giảng chuyên đề của trường của phòng giáo dục.

– Lớp Nhà trẻ 12 – 24 tháng 16 trẻ/02 giáo viên ( Bán trú)

– lớp Nhà trẻ 25 – 36 tháng 20 trẻ/ 02 giáo viên (Bán trú)

– Lớp Mầm 1 : 27 trẻ /02 giáo viên (Bán trú)

– Lớp Mầm 2: 27 trẻ/02 giáo viên (Bán trú)

– Lớp Chồi 1: 28 trẻ /02 giáo viên( Bán trú)

– Lớp Chồi 2: 28 trẻ/02 giáo viên ( Bán trú)

  1. Biện pháp

– Lập kế hoạch làm việc rõ ràng cho từng lớp và từng giáo viên.

– Cần có kế hoạch để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối với từng độ tuổi.

– Hướng dẫn các thao tác kỹ năng, quy chế đảm bào an toàn tuyệt đối với trẻ.

– Thực hiện công tác truyên truyền đến các bậc phụ huynh công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

– Thực hiện tốt khâu vệ sinh sạch sẽ các nhóm lớp phải ngăn nắp gọn gàng.

  1. Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng tại nhóm lớp
  2. Yêu cầu

– Thực hiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, nuôi dưỡng một ngày đối với trẻ.

– Tổ chức ăn phải đúng giờ quy định

– Đảm bảo đủ nhóm chất đinh dưỡng cho trẻ trong một ngày.

– Cháu phải ăn hết suất và phải đảm bảo tăng cân điều hàng tháng.

  1. Biện pháp

– Thường xuyên động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất trong mỗi bữa ăn.

– Trang trí bàn ăn đẹp mắt tạo sự thoải mái cho trẻ sau khi ăn.

– Thường xuyên giáo dục trẻ trong khi ăn

– Hướng dẫn trẻ tự lao động phục vụ trong bữa ăn

– Tuyên truyền với phụ huynh việc ăn đầy đủ các chất và lượng đối với trẻ.

– Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường thay đổi món ăn cho phù hợp với trẻ.

  1. Quản lý sức khỏe cô và trẻ

– Trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh

– Cô không mắc bệnh truyền nhiễm

* Chỉ tiêu

– Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 2%.

– Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi dưới 2%

  1. Biện pháp

– 100% trẻ được theo dõi bằng biểu đồ và khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm.

– Ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh, trẻ ăn hết suất.

– 100% cô phục vụ bán trú phải được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm.

  1. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vệ sinh, dinh dưỡng và phát triển.

– Lập kế hoạch cụ thể tuyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh sát với thực tế và yêu cầu của lớp. Cụ thể tuyên truyền với các nội dung sau:

  1. Yêu cầu

– Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

– Giáo dục vệ sinh răng miệng

– Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì.

– 16 bài học chăm sóc trẻ từ 0-6 tuổi.

– Phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ.

– Giáo dục trẻ thực hiện 6 bước rửa tay.

  1. Biện pháp

– Tuyên truyền tranh ảnh ở các góc giáo dục vệ sinh tại lớp

– Tổ chức cho trẻ thực hành giáo dục vệ sinh tại lớp.

– Sưu tầm tranh ảnh tài liệu liên quan đến công tác giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và tuyên truyền đến phụ huynh thông qua giờ đón và trả trẻ.

  1. Công tác kiểm tra chăm sóc, nuôi dưỡng.

– Kiểm tra giờ đón trẻ.

– Kiểm tra vệ sinh các nhóm lớp.

– Kiểm tra tổ chức giờ ăn.

– Kiểm tra việc chăm sóc giấc ngủ

– Kiểm tra việc đánh giá sự phát triển của trẻ.

III. Công tác nâng cao chất lượng giáo dụctrẻ

  1. Công tác xây dựng đội ngũ
  2. Yêu cầu

– Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể từng cho giáo viên.

  1. Chỉ tiêu

– Giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn theo quy định.

  1. Biện pháp

– Dự giờ các tiết hoạt động và hướng dẫn làm các kế hoạch, soạn giáo án, tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ.

  1. Công tác tuyên truyền
  2. Yêu cầu

– Tuyên truyền rộng rãi đến phụ huynh, để phụ huynh biết được lợi ích và tầm quan trọng của công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

– Giúp phụ huynh biết được lớp mẫu giáo là tiền đề, để trang bị cho trẻ vốn kiến thức về học tập và phát triển một cách toàn diện.

  1. Chỉ tiêu

– Có góc tuyên truyền ở lớp học, tranh phòng chống tai nạn thương tích, tranh 6 bước rửa tay, tranh giáo dục lễ giáo, tranh giáo dục môi trường, tuyên truyền một số bệnh thường gặp cho trẻ như: bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh thủy đậu…..

  1. Biện pháp

– Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ, giờ ăn, vệ sinh cơ thể và cách phòng chống một số bệnh qua các buổi họp phụ huynh, qua giờ đón trả trẻ.

  1. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy chương trình giáo dục mầm non mới
  2. Chỉ tiêu

– Các nhóm nhà trẻ, mầm, chồi trong tổ khối thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Đầu tư trang thiết bị dạy học.

  1. Biện pháp

– Tham mưu ban giám hiệu để mua sắm thêm trang thiết bị tối thiểu.

– Giáo viên chủ nhiệm vận động phụ huynh hỗ trợ, đồng thời bảo quản tốt cơ sở vật chất.

  1. Nâng cao giáo dục
  2. Yêu cầu

– Hướng dẫn thực hiện chuyên môn, các hoạt động, phong trào có nề nếp và hiệu quả.

– Tổ chức tốt hội thi giáo viên.

– Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi.

– Bồi dưỡng giáo viên và học sinh tham gia thi hội thi cấp trường, cấp huyện

+ Đối với giáo viên

– Thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn giảng.

– Thực hiện chương trình theo hướng tích hợp lấy trẻ làm trung tâm.

– Thực hiện đầy đủ hồ sơ sổ sách theo quy định nhà trường

  1. Chỉ tiêu

– Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định nhà trường.

– Sổ theo dõi trẻ

– Sổ kế hoạch giáo dục trẻ em

– Sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

  1. Biện pháp

– Duy trì phòng trào “ Dạy tốt, học tốt” trao dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và tu dưỡng đạo đức nhà giáo trong cán bộ giáo viên.

– Nêu rõ nội dung công việc và biện pháp cần làm.

– Tham gia đẩy dủ các buổi thảo giảng, chuyên đề, hội giảng.

  1. Chỉ tiêu các phong trào cần đạt

– Tham gia đầy đủ các hội thi do cấp trên tổ chức.

– Các lớp chọn cháu có năng khiếu để bồi dưỡng cháu ngay từ đầu năm học.

  1. Chỉ tiêu cần đạt

– Hội giáo viên dạy giỏi vòng trường: Đạt 11/12 giáo viên

– Hội thi BKBN vòng trường đạt 100%

  1. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

6.1. Thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo yêu cầu của Chương trình trong bối cảnh dịch COvid-19 diễn biến phức tạp

– Giáo viên tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đảm bảo mục tiêu, kết quả mong đợi quy định tại chương trình GDMN, phù hợp với điều kiện và bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19; phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trong thời gian chưa đến trường để tránh dịch và khi đến trường trở lại.

  1. Trong thời gian trẻ em chưa đến trường để phòng ,chống dịch Covid-19

– Các lớp thực hiện ngiêm túc triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ y tế, Bộ GDĐT, phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, các lớp tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà; hình thành các nhóm qua Zalo, Facebook, Youtube… giữa giáo viên và cha mẹ trẻ để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà;  giáo viên phụ trách nhóm, lớp nắm bắt cụ thể về tình hình sức khỏe của trẻ em trong thời gian chuẩn bị tới trường, lớp.

– Không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non, cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp. Giáo viên lựa chọn và hướng dẫn cha mẹ trẻ tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả  mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN; các nội dung, hình thức hoạt động cho trẻ em cần đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu về giáo dục.

– Tổ chức xây dựng kho tài liệu, học liệu trực tuyến dùng chung, các công cụ hỗ trợ (Phần mềm tương tác, tài liệu trực tuyến, ngân hàng video,…) phù hợp với điều kiện của từng lớp và hướng dẫn, giới thiệu các nguồn, kênh thông tin, tài liệu để hỗ trợ các trường mầm non, mẫu giáo,cha mẹ trẻ thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

  1. Khi trẻ đến lớp trở lại

– Các lớp điều chỉnh kế hoạch năm học và tổ chức thực hiện chương trình theo các kịch bản phù hợp; lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết, phù hợp với thời gian còn lại của năm học, hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong lớp, giúp trẻ em đạt mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN.

– Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cha mẹ trẻ, cộng đồng để chăm sóc, giáo dục trẻ em tốt nhất.

– Tổ chức xây dựng kho tài liệu, học liệu trực tuyến dùng chung, các công cụ hỗ trợ (Phần mềm tương tác, tài liệu trực tuyến, ngân hàng video,…) phù hợp với điều kiện của từng lớp và hướng dẫn, giới thiệu các nguồn, kênh thông tin, tài liệu để hỗ trợ các trường mầm non, mẫu giáo,cha mẹ trẻ thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

6.2. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non

  1. Yêu cầu

– Bám sát tài liệu để thực hiện

– Kết hợp hài hòa giữa chăm sóc và giáo dục

  1. Chỉ tiểu

– Mục tiêu: Đề cập mục tiêu phát triển trên 05 lĩnh vực đến cuối độ tuổi.

– Nội dung: Giáo dục phải được xây dựng theo các lĩnh vực phát triển ( 05 lĩnh vực)

– Kết quả mong đợi; Giáo dục trẻ theo độ tuổi 5 lĩnh vực.

  1. Biện pháp

– Hỗ trợ giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ như: Phụ trách thiết bị sưu tầm kịp thời các thông tin trên mạng giúp giáo viên có tư liệu kham khảo.

– Mỗi thành viên trong tổ khối phải luôn có ý thức trách nhiệm, cùng nhau tìm tòi, nghiên cứu chương trình để có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, phương pháp để thực hiện chương trình.

  1. Công tác chủ nhiệm
  2. Yêu cầu

– Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp.

– Vận động truyên truyền phụ huynh về các khoản thu đúng theo quy định

– Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách và duyệt đúng quy định.

  1. Chỉ tiêu

– Tuyên truyền phụ huynh về các khoản thu đạt từ 80-90 %

– Duy trì sỉ số học sinh đến cuối năm đạt 99%

– Thực hiện đảm bảo thời gian theo quy định.

c, Biện pháp

– Vận động phụ huynh tuyên truyền về đóng các khoản thu theo tháng, theo mùa vụ.

– Thực hiện tốt các loại hồ sơ sổ sách nộp đúng quy định.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Đối với tổ khối trưởng chuyên môn

– Căn cứ vào nội dung kế hoạch nhiệm vụ năm học, tổ trưởng sẽ xây dựng kế hoạch cho tổ mình đồng thời triển khai đến tổ viên thực hiện.

  1. Đối với giáo viên

– Giáo viên căn cứ vào kế hoạch của tổ trưởng để xây dựng kế hoạch chi tiết cho nhóm lớp mình phụ trách.

– Giáo viên cần bám sát vào chương trình giáo dục mầm non do bộ giáo dục và đào tạo quy định để vận dụng vào công tác giảng dạy của mình.

Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của khối Nhà trẻ-   Mầm – Chồi của trường mầm non Giồng Găng./.

 

BGH DUYỆT

P, HIỆU TRƯỞNG

Đỗ Thị Duyên Ngân

 

NGƯỜI LÊN KẾ HOẠCH

TỔ KHỐI TRƯỞNG

 Trần Thị Thắm