kế hoạch Thực hiện nhiệm vụ năm học tổ Lá- Ghép Năm học 2021- 2022

    TRƯỜNG MN GIỒNG GĂNG  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
     TỔ  :  LÁ – GHÉP                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                   Tân phước, ngày 29 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện nhiệm vụ năm học tồ Lá- Ghép

Năm học 2021- 2022

 

 

Căn cứ kế hoạch số 197/KHCM-MNGG  ngày 27  tháng  9 năm 2021  của trường Mầm non Giồng Găng về việc thực hiện  nhiệm vụ chuyên môn năm học 2021 – 2022;

Căn cứ tình hình thực tế của tổ Lá – Ghép trường mầm non Giồng Găng nay tổ Lá – Ghép xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021 – 2022 như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
  2. Thuận lợi:

Tổ  Lá – Ghép được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm sâu sát, tạo điều kiện cho thành viên trong tổ tham gia các buổi tập huấn chuyên môn, rèn luyện chuyên môn thường xuyên.

– Ban giám hiệu phân chia nhóm, lớp theo đúng độ tuổi và phù hợp với từng giáo viên trong tổ.

– Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình.

– Sự hổ trợ nhiều mặt của trường và của phụ huynh học sinh.

– Đươc sự ủng hộ tin tưởng của các bậc phụ huynh.

– Phần lớn giáo viên trong tổ đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin cho việc soạn và giảng dạy, giáo viên đã tự trang bị máy tính cho mình nên công tác dạy học cho trẻ đạt kết quả cao.

– Đa số học sinh đã được qua các lớp nhà trẻ,mầm, chồi, do đó các cháu tự tin, dạn dĩ hơn.

  1. Khó khăn:

– Do tình hình dịch bệnh nên trẻ chưa đến trường, công tác tuyên truyền phối
hợp gặp nhiều khó khăn, do một số phụ huynh không có điện thoại nên kết nối
Zalo trao đổi chưa kịp thời.
– Cơ sở vật chất tuy có sự đầu tư, tuy nhiên vẫn còn thiếu chưa đáp ứng được
nhu cầu về số lượng và chất lượng.

– Đa số phụ huynh học sinh đi làm ăn xa, trẻ sống với ông bà nên việc trao đổi tuyên truyền với phụ huynh về việc chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế.

  1. Học sinh

Tổng số học sinh: 137 trẻ

Lớp bán trú có: 5 lớp

– Lớp Lá 1:  30  trẻ

– Lớp Lá 2:  28  trẻ

– Lớp Lá 3:  28  trẻ

– Lớp Lá 4: 26   trẻ

–  Lớp Ghép 3+4+5: 25 trẻ

  1. Giáo viên

– Tổng số giáo viên:

+10 giáo viên

Bán Trú: 2 giáo viên

+ Lá 1:  Cô : Lê Thị Nhụy ( Tổ khối trưởng) + Cô : Đặng Thị Kim Ngân

+ Lá 2: Cô : Phạm Thị Bé Sáu + Cô : Phan Thị Thu Thảo

+ Lá 3: Cô : Dương Thị Thùy Trang + Cô :  Trần Thị Chúc Ly

+ Lá 4: Cô : Nguyễn Thị Ngọc Huệ + Cô: Phương Thị Kim Chi

+ Ghép 3 + 4 + 5: Cô: Dương Thị Tuyền + Gv mới

– Trình độ:

+ 8/8 giáo viên có bằng Đại học , tất cả đều trên chuẩn.

– Phòng học:

+ Số phòng học: 5 phòng

+ Hiện có : 5 phòng kiên cố

  1. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
  2. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ em trong bối cảnh dịch Covid- 19:

+ Tổ Lá – Ghép thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của các cấp.
+ Phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ/người chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn trong thời gian trẻ ở nhà tránh dịch.

+  Trước khi trẻ đến lớp giáo viên phải trang bị nước sát khuẩn và vệ sinh lớp sạch sẽ để phòng tránh bệnh covid – 19 và các bệnh truyền nhiễm khác.

+ Làm tốt công tác tuyên truyền, phòng chống dịch hiệu quả.

– Toàn tổ thực hiện tốt  nội dung Chuyên đề ‘‘Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ’’ vào nhiệm vụ thường xuyên của lớp.
– Tổ Lá – Ghép đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ khi ở trường.

– Toàn tổ thực hiện tốt giáo dục an toàn giao thông, lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng dẫn của Bộ GDĐT; tiếp tục thực hiện Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em mầm non.

  1. Công tác xây dựng đội ngũ
  2. Yêu cầu

– Thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quy định.

– Tăng cường trao đổi học tập, rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy qua các lớp học bồi dưỡng thường xuyên, thao giảng nhằm nâng cao công tác giáo dục trẻ.

  1. Chỉ tiêu

– Tất cả giáo viên trong tổ tham gia bồi dưỡng chuyên môn theo quy định.

  1. Biện pháp

– Tất cả giáo viên trong tổ tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn theo quy định

– Họp tổ chuyên môn trao dồi kiến thức, chia sẽ kinh nghiệm. Tổ chức thao giảng 5 lĩnh vực: Phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, phát triển thẫm mỹ, phát triển ngôn ngữ.

  1. 3. Công tác tuyên truyền
  2. Yêu cầu

– Tất cả cha mẹ trẻ phối hợp tốt với nhà trường và giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

  1. Chỉ tiêu

– 100% cha mẹ kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm lớp.

– Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp tốt với nhà trường, giáo viên và cha mẹ trẻ.

  1. Biện pháp

–  Giáo viên tuyên truyền đối với các bậc phụ huynh phải thực hiện bằng nhiều hình thức, nội dung dễ hiểu và phải được thay đổi thường xuyên.
– Hướng dẫn phụ huynh tải phần mềm zoom hoặc zalo…để giáo viên có thể phối hợp với phụ huynh hướng dẫn cách dạy trẻ theo khoa học.

  1. Công tác nâng cao chất lượng giáo dục
  2. Yêu cầu:

– Tất cả giáo viên trong tổ thực hiện nghị định 80/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục, lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường; Thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ thị số 993/CT-BGDĐT, ngày 12/4/2019 và Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử theo quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT. Tăng cường giáo dục phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống tai nạn thương tích, an toàn giao thông cho trẻ em ở đơn vị; Thực hiện các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộc độc thực phẩm trong nhà trường.
– Tất cả giáo viên trong tổ thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non.
– Tất cả giáo viên trong tổ thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.

  1. Chỉ tiêu

– 100% giáo viên trong tổ  ký cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

  1. c. Biện pháp:

– Đôn đốc, nhắc nhỡ giáo viên trong tổ thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ

– Giáo viên thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi của lớp mình chủ nhiệm để khắc phục những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại lớp của mình.

4.2. Đổi mới hoat đông chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thưc
hiện chương trình giáo dục mầm non.

a. Yêu cầu
– Giáo viên thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa.
– Giáo viên phát triển chương trình giáo dục phù hợp với hình thức thực tế của lớp mình, khả năng và nhu cầu của trẻ. Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo
dục, kỹ năng phù hợp với lứa tuổi trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo.
– Thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trong các cơ sở giáo dục mầm non đã ban hành kèm theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện đổi mới phương pháp, tăng cường thực hiện nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non theo hướng lồng ghép, tích hợp với các giáo dục khác trong Chương trình giáo dục mầm non; Tăng tỷ lệ cơ sở giáo dục mầm non có sân chơi, phòng học giáo dục thể chất, trang bị đủ thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ theo quy định; giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em; nhân rộng điển hình kết quả thực hiện tốt của chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non”.
– Tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng
đồng.
– Giáo viên chủ nhiệm các lớp  thực hiện bảo đảm Quyền trẻ em.Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với trẻ khuyết tật (nếu có).Thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động chung của lớp, đảm bảo thực hiện giáo dục hòa nhập có chất lượng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp mọi người, cộng đồng nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng.
–  Giáo viên theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ tại lớp của mình.

– Tiếp tục thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TTBGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1

  1. Chỉ tiêu
    – 100% giáo viên tổ Lá – Ghép được trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình, tập huấn, hỗ trợ giáo viên tổ chức thực hiện tốt Chương trình GDMN sau chỉnh sửa.
    – 100% giáo viên tổ Lá – Ghép xây dựng kế hoạch đổi mới chăm sóc giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, đổi mới đánh giá. Xây dựng kế hoạch phát triển vận động của trẻ trong lớp mình quản lý, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Thực hiện quyền trẻ em trong trường.
    – 100% các lớp được trang bị đủ thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ. Nhân rộng điển hình kết quả thực hiện tốt chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
    – 100% giáo viên tổ Lá – Ghép được tập huấn, xây dựng kế hoạch đổi mới chăm sóc giáo dục trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, đổi mới đánh giá trẻ, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trong trường.
  2. Biện pháp
    – Giáo viên trong tổ thực hiện chương trình GDMN của Bộ ban hành.

–  100% giáo viên trong tổ được học tập bồi dưỡng qua các lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện chương.

– Phát huy công tác phối hợp, tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc
giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng.
– Thường xuyên trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm, đánh giá thực hiện
chương trình GDMN.

  1. Nâng cao chất lượng thưc hiện chương trình giáo dục mầm non.
    5. 1. Thưc hiện
    kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo yêu
    cầu của Chương trình trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tap
             – Giáo viên tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đảm
    bảo mục tiêu, kết quả mong đợi quy định tại chương trình GDMN, phù hợp với điều kiện và bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19; định hướng việc chuẩn bị cho
    trẻ em sẵn sàng vào học lớp Một; phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ thực hiện nuôi
    dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trong thời gian chưa đến trường để tránh
    dịch và khi đến trường trở lại.
  2. Trong thời gian trẻ em chưa đến trường để phòng chống dịch Covid-19
    – Giáo viên tuyên truyền với phụ huynh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế.

– Giáo viên tổ Lá – Ghép tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà, hình thành các nhóm qua Zalo, Facebook, Youtube… giữa giáo viên và cha mẹ trẻ để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà.

– Giáo viên các lớp chủ động duy trì hoạt động kết nối với phụ huynh, bằng kênh liên lạc phù hợp. Yêu cầu giáo viên lựa chọn và hướng dẫn cha mẹ trẻ tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN; các nội dung, hình thức hoạt động cho trẻ em cần đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu về giáo dục.
– Giáo viên tổ Lá – Ghép cần lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết, hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ em ở nhà phù hợp với điều kiện của gia
đình, nhằm chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp Một.
         b. Khi trẻ đến lớp trở lai
– Giáo viên các lớp vệ sinh trong và ngoài lớp học, khử khuẩn đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đón trẻ.

–  Giáo viên điều chỉnh kế hoạch năm học phù hợp với tình hình thức tế của lớp mình, phù hợp với khả năng của trẻ em trong lớp, giúp trẻ em đạt mục tiêu, kết
quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN.

–  Giáo viên tổ Lá – Ghép lựa chọn những nội dung giáo dục cốt lõi, cần thiết, ưu tiên tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ em đạt những kết quả mong đợi để chuẩn bị sẵn sàng vào học lớp Một; đảm bảo trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN khi kết thúc năm học.
– Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cha mẹ trẻ, cộng đồng để
chăm sóc, giáo dục trẻ em tốt nhất.
5.2. Đối với giáo viên
 a. Yêu cầu
– Hướng dẫn thực hiện chuyên môn, các hoạt động, phòng trào có nề nếp và hiệu quả.

– Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi.

– Bồi dưỡng học sinh tham gia các hội thi cấp huyện.
b. Chỉ tiêu
– Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định của nhà trường.
+ Sổ kế hoạch giáo dục trẻ.
+ Sổ theo dõi ( điểm danh, theo dõi sức khỏe, theo dõi đánh giá trẻ theo bộ
chuẩn)
+ Sổ chuyên môn: ( dự giờ, tham quan học tập, ghi chép các nội dung sinh
hoạt chuyên môn)
+ Sổ theo dõi tài sản của lớp.
– Công tác dự giờ, hội giảng của trường, thao giảng của tổ phải tham gia đầy
đủ theo quy định.
c. Biện pháp
– Thường xuyên nhắc nhở giáo viên trong tổ thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ
sổ sách theo quy định, soạn giáo án duyệt trước một tuần, làm đồ dùng phục vụ tiết
dạy đầy đủ

– Tham gia đầy đủ các buổi thao giảng, hội giảng, chuyên đề.
III. CHỈ TIÊU CÁC PHONG TRÀO CẦN ĐẠT
– Tham gia đầy đủ các hội thi do cấp trên tổ chức.
1. Chỉ tiêu cần đạt
* Hôi thi của học sinh:
+ Hội thi bé khỏe bé ngoan.

+ Ngày hôi giao lưu của bé và Hôi khỏe măng non
– Cấp trường tháng 11/2021 chọn 01 đội
– Cấp huyện: Khi có lịch sẽ thông báo sau
– Cấp tỉnh : Cuối tháng 5/2022

  1. Biện pháp:

– Giáo viên chủ nhiệm lớp đầu năm chọn những cháu có năng khiếu bồi
dưỡng ngay từ đầu năm học.
– Giáo viên ôn luyện cho các cháu tham gia các hội thi do Phòng giáo dục tổ chức.
– Giáo viên tích cực tham gia sáng kiến kinh nghiệm cấp trường
3. Tổ chức thưc hiện
– Các lớp có nhiệm vụ theo dõi chọn lọc những trẻ có năng khiếu để ôn luyện cho trẻ.
         4. Hôi thi “ Của giáo viên”
– Cấp trường: Tháng 12/2021
– Cấp huyện: Dự kiến tháng 01/2022 hoặc tháng 02/2022
5. Biện pháp
– Giáo viên tích cực tham gia học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp qua các tiết chội giảng, thao giảng của trường.

– Tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.

  1. Tổ chức thực hiện

– Giáo viên đủ điều kiện sẽ tham gia hội thi.
– Tháng 12/2021 dự kiến nhà trường sẽ tổ chức thi vòng trường, sau đó trường sẽ lấy kết quả cao để chọn lọc 3 giáo viên thi vòng huyện, phó hiệu trưởng chuyên môn và hai tổ trưởng sẽ xây dựng tiết dạy và hỗ trợ các giáo viên tham gia hội thi vòng huyện.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIÊN
  2. Đối với tổ khối trưởng tổ chuyên môn.
    – Tổ trưởng căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học của chuyên môn trường
    để lập kế hoạch chuyên môn cho tổ mình, phổ biến kế hoạch đến từng giáo viên,
    nhắc nhở giáo viên trong khối thực hiện tốt tiến trình.
    2 . Đối với giáo viên.
    – Giáo viên căn cứ vào kế hoạch của tổ khối trưởng để xây dựng kế hoạch
    chi tiết cho nhóm lớp mình phụ trách.
    – Giáo viên cần bám sát vào chương trình giáo dục mầm non do bộ giáo dục
    và đào tạo quy định để vận dụng vào công tác giảng dạy của mình.

Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của tổ Lá – Ghép trường mầm non Giồng Găng./.

 

BAN GIÁM HIỆU                                                   NGƯỜI  LÊN KẾ HOẠCH  

                                                                                           Lê Thị Nhụy