KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021-2022

      UBND HUYỆN TÂN HỒNG  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN GIỒNG GĂNG                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 

Số        /KH-MNGG

               

                    Tân Hồng, ngày 27  tháng 9 năm 2021

                

                                                            KẾ HOẠCH

Thực hiện nhiệm vụ năm học: 2021-2022

 

 

 

Căn cứ Hướng dẫn số 1050/HD-PGDĐT, ngày 03 tháng 9 năm 2021 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tân Hồng về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Hướng dẫn số 1120/PGDĐT, ngày  15 tháng 9 năm 2021 của Phòng giáo dục đào tạo huyện Tân Hồng về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2021- 2022 đối với giáo dục mầm non,  giáo dục giáo dục phổ thông và giáo dục phổ thông;

Căn cứ Hướng dẫn số 1147PGDĐT, ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Phòng Giáo dục và đào tạo Tân Hồng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021- 2022;

Căn cứ kế hoạch số 191/KH-MNGG, ngày 25 tháng 9 năm 2021 của trường Mầm non Giồng Găng về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 -2022;

Căn cứ điều kiện và tình hình thực tế của đơn vị;

Nay bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022 như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
  2. Thuận lợi:

– Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự nhiệt tình giúp đỡ của các bậc phụ huynh.

– Tập thể giáo viên 100% đạt chuẩn về chuyên môn và trên chuẩn. Nhiệt tình, chịu khó, có năng lực và trách nhiệm cao.

– Các cán bộ giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn và giảng dạy, giáo viên đã tự trang bị máy tính cho mình nên việc dạy trẻ đạt kết quả cao.

  1. Khó khăn:

– Do tình hình dịch bệnh nên trẻ chưa đến trường, công tác tuyên truyền phối hợp gặp nhiều khó khăn, do một số phụ huynh không có điện thoại nên kết nối  Zalo trao đổi chưa kịp thời.

– Cơ sở vật chất tuy có sự đầu tư, tuy nhiên vẫn còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng.

– Đồ dùng phục vụ và trang thiết bị còn thiếu.

– Trường còn thiếu kế toán nên gặp nhiều khó khăn.

 Nhóm, Lớp Tổng số lớp Tổng số

HS

Nữ Bán trú Ghi chú
Lớp Tổng số HS
Nhà trẻ 12- 24 tháng 01 16 08 01 16  
Nhà trể 25-36 tháng 01 20 10 01 20  
Mầm 02 54 20 02 54  
Chồi 02 56 26 02 56  
04 112 50 04 112  
Ghép 3-4-5 01 25 10 01 25  
Tổng cộng: 11 282 124 11 282  
  1. 3. Cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên

– Tổng số: 27 người

+ CBQL:  03 người, Nữ: 03; Trình độ trên chuẩn 03

+ Nhân viên: 04 người, chia ra  ( Y tế, Nhân viên nấu ăn); (02 nhân viên nấu ăn và 01 bảo vệ, 01 nhân viên y tế).

– Trình độ: 01 trung cấp.

–  Giáo viên: Tổng số: 20 GV ( Chính thức: 20 GV)

+ Bán trú: 20 GV

+ Trình độ:

+  Đạị học 18 giáo viên

+ Cao đẳng 02 giáo viên

– Cơ sở vật chất

– Số phòng học: 13 phòng

+ Hiện có: 13 phòng kiên cố

  1. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
  2. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ em trong bối cảnh dịch Covid- 19

          – Nhà trường và các lớp thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của các cấp, phối hợp chặt chẻ với ngành y tế địa phương trong việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh ( dịch Covid -19 và các dịch bệnh khác…) trong nhà trường và các lớp, đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong

phòng chống dịch bệnh; phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ/người chăm sóc trẻ (cha mẹ) đảm bảo an toàn trong thời gian trẻ ở nhà tránh dịch; làm tốt công tác y tế trường học theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGD ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT tăng cường công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19; làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tư tưởng và hành động cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục theo Chương trình GDMN.

– Tăng cường các biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19; đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định tại Nghị định số 80/2017/NĐ-CP bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ. Đưa các nội dung Chuyên đề ‘‘Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ’’ vào nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Chú trọng công tác tự kiểm tra, đánh giá các tiêu chuẩn về an toàn trong đơn vị nhằm phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ; thực hiện nghiêm bộ quy tắc ứng xử theo quy định; thực hiện tốt công tác quản lý các hoạt động của trẻ tại trường, bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

– Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống bạo lực học đường, tổ chức ăn bán trú, giáo dục an toàn giao thông, lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng dẫn của Bộ GDĐT; tiếp tục thực hiện Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em mầm non.

  1. 2. Công tác xây dựng đội ngũ
  2. Yêu cầu

          – Nhận thức được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho giáo viên là một việc làm cần thiết cho chính bản thân giáo viên cũng như cho nhà trường.

  1. Chỉ tiêu

– Phó hiệu trưởng tham gia các lớp bồi dưỡng theo chuẩn của giáo viên mầm non;

– Giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn theo quy định.

  1. Biện pháp

– Phó hiệu trưởng tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do cấp trên tổ chức.

– Điều tra đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trình độ lý luận chính trị của giáo viên và công nhân viên.

– Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn theo quy định.

– Dự giờ thăm lớp thường xuyên theo quy định của ngành học, tổ chức thao giảng 5 lĩnh vực, phát triển nhận thức, thể chất, tình cảm kĩ năng xã hội, ngôn ngữ, thẩm mĩ.

  1. 3. Công tác tuyên truyền
  2. Yêu cầu

– Các bậc cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học của các cháu, kết hợp tốt với nhà trường trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

– Nhiệt tình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc đánh giá trẻ theo đúng khả năng của trẻ ở trường cũng như ở gia đình.

  1. Chỉ tiêu

– 100% cha mẹ kết hợp tốt với nhà trường và giáo viên chủ nhệm lớp.

  1. Biện pháp

– Tuyên truyền đối với các bậc phụ huynh phải thực hiện bằng nhiều hình thức, nội dung dễ hiểu và phải được thay đổi thường xuyên.

– Phối hợp với các ban ngành để thông tin tuyên truyền đến phụ huynh cách dạy con theo khoa học và các thông tin khác về ngành.

  1. 4. Công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ:

          4.1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

  1. Nội dung

– Thực hiện nghị định 80/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục, lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường; Quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ thị số 993/CT-BGDĐT, ngày 12/4/2019 và Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử theo quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT. Tăng cường giáo dục phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống tai nạn thương tích, an toàn giao thông cho trẻ em ở đơn vị; Thực hiện các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộc độc thực phẩm trong nhà trường.

– Quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non.

– Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá các lớp trong việc triển khai thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và chỉ đạo có biện pháp khắc phục.

  1. Chỉ tiêu

– 100% Cán bộ- giáo viên- nhân viên của trường ký cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

  1. Biện pháp

– Quán triệt tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBQL, GV, cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ở các nhóm lớp, kịp thời phát hiện, để khắc phục những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại nhóm lớp trong nhà trường.

4.2. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

  1. Nội dung

– Quán triệt đến toàn thể giáo viên nội dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình, tập huấn, hỗ trợ giáo viên tổ chức thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa. Hướng dẫn các giáo viên phát triển chương trình giáo dục phù hợp với hình thức thực tế của lớp của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ. Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục. kỹ năng phù hợp với lứa tuổi trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo.

– Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trong các cơ sở giáo dục mầm non đã ban hành kèm theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện đổi mới phương pháp, tăng cường thực hiện nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non theo hướng lồng ghép, tích hợp với các giáo dục khác trong Chương trình giáo dục mầm non; Tăng tỷ lệ cơ sở giáo dục mầm non có sân chơi, phòng học giáo dục thể chất, trang bị đủ thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ theo quy định; giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em; nhân rộng điển hình kết quả thực hiện tốt của chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.

– Tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng.

– Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện bảo đảm Quyền trẻ em ở tất cả các lớp. Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với trẻ khuyết tật (nếu có), phối hợp với các ban ngành ở địa phương thực hiện cấp Giấy xác nhận khuyết tật của trẻ. Thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động chung của lớp, đảm bảo thực hiện giáo dục hòa nhập có chất lượng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp mọi người, cộng đồng nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng.

– Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ làm cơ sở cho việc xây dựng và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Tiếp tục hướng dẫn thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.

  1. Chỉ tiêu

– 100% CBGV được trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình, tập huấn, hỗ trợ giáo viên tổ chức thực hiện tốt Chương trình GDMN sau chỉnh sửa.

– 100% CBGV xây dựng kế hoạch đổi mới chăm sóc giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, đổi mới đánh giá. Xây dựng kế hoạch phát triển vận động của trẻ trong lớp mình quản lý, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Thực hiện quyền trẻ em trong trường.

– 100% các điểm trường được trang bị đủ thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ. Nhân rộng điển hình kết quả thực hiện tốt chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”

– 100% CBGV được tập huấn, xây dựng kế hoạch đổi mới chăm sóc giáo dục trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, đổi mới đánh giá trẻ, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trong trường.

  1. Biện pháp

– Tiếp tục thực hiện chương trình GDMN của Bộ ban hành, có kế hoạch triển khai thực hiện, tổ chức cho 100% CBGV được học tập bồi dưỡng qua các lớp  tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình của Sở. phòng GDĐT triển khai hàng năm, hàng tháng có tổ chức các chuyên đề, hội thảo từng phần, lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo dục tích hợp, giáo dục bảo vệ môi trường, đổi mới đánh giá hoạt động của giáo viên, bồi dưỡng giáo viên đi sâu giáo dục kỹ năng xã hội.

– Phát huy công tác phối hợp, tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng.

– Thường xuyên trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm, đánh giá thực hiện chương trình GDMN.

  1. 5. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
  2. 5. Thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo yêu cầu của Chương trình trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Giáo viên tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đảm bảo mục tiêu, kết quả mong đợi quy định tại chương trình GDMN, phù hợp với điều kiện và bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19; định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp Một; phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trong thời gian chưa đến trường để tránh dịch và khi đến trường trở lại:

  1. Trong thời gian trẻ em chưa đến trường để phòng chống dịch Covid-19

Nghiêm túc triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế, Bộ GDĐT, phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Chỉ đạo các lớp tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà; hình thành các nhóm qua Zalo, Facebook, Youtube… giữa giáo viên và cha mẹ trẻ để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà; phân công giáo viên phụ trách nhóm, lớp nắm bắt cụ thể về tình hình sức khỏe của trẻ em trong thời gian chuẩn bị tới trường, lớp.

– Không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non, cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp. Yêu cầu giáo viên lựa chọn và hướng dẫn cha mẹ trẻ tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN; các nội dung, hình thức hoạt động cho trẻ em cần đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu về giáo dục.

– Tổ chức xây dựng kho tài liệu, học liệu trực tuyến dùng chung, các công cụ hỗ trợ (Phần mềm tương tác, tài liệu trực tuyến, ngân hàng video,…) phù hợp với điều kiện của từng lớp và hướng dẫn, giới thiệu các nguồn, kênh thông tin, tài liệu để hỗ trợ các trường mầm non, mẫu giáo,cha mẹ trẻ thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi: lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết, hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ em ở nhà phù hợp với điều kiện của gia đình, nhằm chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp Một.

  1. Khi trẻ đến lớp trở lại

– Nhà trường điều chỉnh kế hoạch năm học và tổ chức thực hiện chương trình theo các kịch bản phù hợp; lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết, phù hợp với thời gian còn lại của năm học, hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong lớp, giúp trẻ em đạt mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN.

– Đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi: Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GDĐT tại tài liệu Hướng dẫn giáo viên mầm non chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một, Ban giám hiệu nhà trường thống nhất, hướng dẫn giáo viên lựa chọn những nội dung giáo dục cốt lõi, cần thiết, ưu tiên tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ em đạt những kết quả mong đợi để chuẩn bị sẵn sàng vào học lớp Một; đảm bảo trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN khi kết thúc năm học.

– Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cha mẹ trẻ, cộng đồng để chăm sóc, giáo dục trẻ em tốt nhất.

5.2. Đối với khối trưởng

  1. Yêu cầu

          – Chức năng: Tổ trưởng phải đi sâu nghiên cứu chương trình các mục và đánh giá bộ chuẩn cho trẻ 5 tuổi, làm đồ dùng theo đúng theo thông tư 02 và phương  pháp tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non đã quy định.

– Nhiệm vụ: Quản lý trực tiếp giáo viên của tổ.

– Tổ chức thực hiện các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục trẻ xây dựng các đề tài sáng kiến kinh nghiệm áp dụng thực tế vào giảng dạy.

– Giúp đỡ giáo viên soạn giảng chuẩn bị đồ dùng khi đến lớp.

– Hướng dẫn giáo viên rút kinh nghiệm trong giảng dạy và học hỏi tiết dạy hay những mẫu đồ dùng đẹp và sáng tạo.

  1. Chỉ tiêu

– Tổ trưởng quản lý tốt việc thực hiện chuyên môn của khối mình theo đúng quy định.

– Tổ trưởng luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình, giúp đỡ đồng nghiệp trong khối hoàn thánh tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.

  1. Biện pháp

– Xây dựng nề nếp, lịch hoạt động của tổ.

– Xây dựng kế hoạch năm, tháng, chủ đề và kế hoạch đánh giá trẻ theo các mục tiêu.

– Đánh giá tình hình hoạt động của khối năm qua về giảng dạy (giáo viên xếp loại gì)

+ Kết quả của trẻ ( các phong trào)

+ Nhiệm vụ của tổ (nêu ngắn gọn thuận lợi , khó khăn)

+ Nhiệm vụ của tổ năm nay.

+ Lịch tiến trình các công tác lớn.

5.3. Đối với giáo viên

  1. Yêu cầu

– Giáo viên phải biết và định hướng được công việc mình cần làm gì cho hoạt động chuyên môn, đối với giáo viên dạy lớp 5 tuổi ngoài đánh giá trẻ theo chủ đề, nhận xét trẻ hàng ngày, đánh giá trẻ theo bộ chuẩn trẻ 5 tuổi, giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu xây dựng bài tập đánh giá trẻ cho phù hợp với quá trình phát triển của trẻ.

– Nêu rõ nội dung công việc và có sự sáng tạo khi thực hiện các hoạt động chuyên môn.

  1. Chỉ tiêu

– Thực hiện sổ sách hồ sơ, sổ sách gồm 3 loại:

  1. Sổ kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
  2. Sổ theo dõi trẻ em ( điểm danh, theo dõi sức khỏe, theo dõi đánh giá các mục tiêu của trẻ)
  3. 3. Sỗ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

          – Công tác dự giờ, hội giảng của trường, thao giảng của tổ phải tham gia đầy đủ theo quy định.

  1. Biện pháp

– Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở giáo viên thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định, soạn giáo án duyệt trước một tuần, làm đồ dùng phục vụ tiết dạy đầy đủ.

– Kiểm tra, dự giờ bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giáo viên, tổ chức thao giảng, hội giảng để giáo viên trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong trường.

          III. CHỈ TIÊU CÁC PHÒNG TRÀO CẦN ĐẠT

Tham gia đầy đủ các hội thi do cấp trên tổ chức.

Có kế hoạch bồi dưỡng trẻ ngay từ đầu năm học, tuyển chọn đúng chất lượng, đủ tiêu chuẩn

  1. Chỉ tiêu cần đạt

         *  Hội thi của học sinh:

+ Ngày hội giao lưu của bé và Hội khỏe măng non

– Cấp trường tháng 11/2021 chọn 01 đội

– Cấp huyện: Khi có lịch sẽ thông báo sau

– Cấp tỉnh : Cuối tháng 5/2022

  1. Biện pháp:

– Giáo viên chủ nhiệm lớp đầu năm chọn những cháu có năng khiếu bồi dưỡng ngay từ đầu năm học.

– Khuyến khích giáo viên ôn luyện cho các cháu tham gia các hội thi do Phòng giáo dục tổ chức.

– Giao chỉ tiêu cho giáo viên chủ nhiệm lớp đưa vào xét thi đua khen thưởng cuối năm.
Tổ chức hướng dẫn giáo viên phương pháp, kỹ năng viết chuyên đề khoa học để các chuyên đề đạt chất lượng và hiệu quả cao, chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp trường. Cương quyết xử lý các trường hợp sao chép chuyên đề dưới mọi hình thức.

  1. Tổ chức thực hiện

Các lớp có nhiệm vụ theo dõi chọn lọc những trẻ có năng khiếu để ôn luyện cho trẻ.

– Tổ chuyên môn sẽ tổ chức hội thi của bé cấp trường, sau đó chọn những trẻ hoặc tập thể đạt giải cao nhất để tham gia hội thi cấp huyện.

  1. Hội thi “ Của giáo viên”

– Cấp trường: Tháng 12/2021

– Cấp huyện: Dự kiến tháng 01/2022 hoặc tháng 02/2022

  1.   Biện pháp 

– Bồi dưỡng kiến, kỹ năng cho giáo viên thông qua các buổi dự giờ. Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường để giáo viên tham gia học hỏi đồng nghiệp trong trường.

6.Tổ chức thực hiện

– Tổ chuyên môn sẽ xây dựng kế hoạch hội thi giáo viên dạy giỏi, sau đó sẽ triển khai lại những nội dung và hình thức, đối tượng đủ điều kiện tham gia hội thi.

– Tháng 12/2021 dự kiến nhà trường sẽ tổ chức thi vòng trường, sau đó trường sẽ lấy kết quả cao để chọn lọc 3 giáo viên thi vòng huyện, phó hiệu trưởng chuyên môn và hai tổ trưởng sẽ xây dựng tiết dạy và hỗ trợ các giáo viên tham gia hội thi vòng huyện.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Đối với phó hiệu trưởng.

Phó hiệu trưởng căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ năm học của hiệu trưởng xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học của mình đề ra nội dung, yêu cầu cụ thể cho từng tổ. Đưa kế hoạch, nội dung đã xây dựng để thảo luận từ đó đi đến thống nhất và định hướng chung cho toàn trường thực hiện.

– Phó hiệu trưởng thường xuyên tham mưu với hiệu trưởng để kế hoạch thực hiện tốt hơn.

  1. Đối với tổ khối trưởng tổ chuyên môn.

– Tổ trưởng căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học của chuyên môn trường để lập kế hoạch chuyên môn cho tổ mình, phổ biến kế hoạch đến từng giáo viên, nhắc nhở giáo viên trong khối thực hiện tốt tiến trình.

  1. Đối với giáo viên.

– Giáo viên căn cứ vào kế hoạch của tổ khối trưởng để xây dựng kế hoạch chi tiết cho nhóm lớp mình phụ trách.

– Giáo viên cần bám sát vào chương trình giáo dục mầm non do bộ giáo dục và đào tạo quy định để vận dụng vào công tác giảng dạy của mình.

Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của bộ phận chuyên môn đơn vị trường mầm non Giồng Găng./.

 

  Nơi nhận:                                                                                                            CBGV: ( t/h);       HIỆU TRƯỞNG               NGƯỜI LÊN KẾ HOẠCH          – Hiệu trưởng trường MNGG: ( nắm);

– Lưu: VT, Ngân (2).

 

                                         Bùi Thị Trinh              Đỗ Thị Duyên Ngân