KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2020-2021

                                                                                             

  UBND HUYỆN TÂN HỒNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI  CHỦ NGHĨA  VIỆT NAM
TRƯỜNG MN GIỒNG GĂNG
                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
     Số 181 /KH-MNGG
      Tân Phước, ngày 08 tháng 9 năm 2020

                                                          KẾ HOẠCH

                            Công tác kiểm tra nội bộ năm học 2020 – 2021

 

Căn cứ Công văn số 545/CV-PGDĐT, ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Hồng về việc hướng dẫn kế hoạch kiểm tra nội bộ từ năm học 2012-2013;

Căn cứ vào Quyết định số 16/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 8 năm 2019, của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp, về việc ban hành quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức bộ máy và công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các hội trên địa bàn tỉnh;

cứ Hướng dẫn số 1053/HD-PGDĐT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân huyện Tân Hồng về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với gáo dục mầm non, giáo dục giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Trường Mầm non Giồng Găng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 20020-2021 cụ thể như sau:

                                                              Phần I

                                                  ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

  1. Tình hình nhà trường năm học 2020-2021
  2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 27

          Tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên: gồm 27 người. Trong đó:

          + Cán bộ quản lí: 03/03 nữ. Trình độ: ĐHSP: 03/03 người

          + Giáo viên: Tổng số: 20/20 nữ. Trong đó:

Trình độ: ĐHSP mầm non: 15 /20

CĐSP mầm non: 03/20

THSP mầm non: 02/20

       + Nhân viên: 04/3 nữ, (Kế toán: 0, YTHĐ: 01, Bảo vệ: 01, Cấp dưỡng : 02). Trình độ:

Kế toán: Đang  thiếu

YTHĐ : Trung cấp Y sỹ

Cấp dưỡng: 02 (02 chưa qua lớp bồi dưỡng VSATTP)

Bảo vệ: 01 (qua lớp bồi dưỡng bảo vệ)

  1. Các tổ chuyên môn:

Nhà trường có 02 tổ chuyên môn gồm: tổ Chồi – Mầm – Nhà trẻ, tổ Lá. Tổ chuyên môn hoạt động theo quy định Điều lệ trường mầm non, thực hiện sinh hoạt chuyên môn 2 tuần/1lần.

  1. Tổ văn phòng: Có 01 tổ văn phòng. Tổ văn phòng hoạt động theo quy định Điều lệ trường mầm non, thực hiện sinh hoạt 2 tuần/lần.
  2. Các lớp học và trẻ :

– Toàn trường có 9 nhóm lớp/270 trẻ, trong đó 01 nhóm trẻ; 01 lớp Mầm, 02 lớp Chồi, 03 lớp Lá, 02 lớp ghép 3,4,5 tuổi.

  1. Mục đích, yêu cầu :

Công tác kiểm tra là một hoạt động thường xuyên của nhà trường nhằm góp phần thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của đơn vị, giúp thủ trưởng đánh giá đúng tiến độ thực hiện  kế hoạch nhiệm vụ, tìm ra những giải pháp để đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra góp phần hoàn thiện cũng cố và phát triển nhà trường dựa trên thực tế phát triển từng mặt trong công tác quản lý, công tác chuyên môn, kiểm tra có trọng tâm trọng điểm nhằm phát hiện và chấn chỉnh thiếu sót, góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học.

  1. Quy trình thực hiện và kết quả đạt được của HT, PHT, các tổ, các bộ phận theo các nội dung, chỉ tiêu đề ra tại kế hoạch của đơn vị.

Quy trình công tác kiểm tra nội bộ được thực hiện theo Công văn số 545/CV-PGDĐT, ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Hồng về việc hướng dẫn kế hoạch kiểm tra nội bộ từ năm học 2012-2013 ; Căn cứ Hướng dẫn số 1053/HD-PGDĐT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân huyện Tân Hồng về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với gáo dục mầm non, giáo dục giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

  1. Quy trình thực hiện và kết quả đạt được của cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên theo các nội dung, chỉ tiêu đề ra tại kế hoạch của đơn vị.
  2. Tinh thần, thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của các lớp và trẻ toàn trường tại kế hoạch của đơn vị.

Việc xây dựng các chuẩn mực nề nếp học tập, sinh hoạt của trẻ các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tỷ lệ trẻ chuyên cần, bé ngoan so với chỉ tiêu kế hoạch.

                                                           Phần II

                                     NỘI DUNG KIỂM TRA CỤ THỂ

  1. Kiểm tra hoạt động chuyên môn và thiết bị:
  2. Đối tượng và nội dung kiểm tra
  3. Kiểm tra tổ chuyên môn, gồm :

+ Xây dựng kế hoạch năm, tháng của tổ chuyên môn (cấu trúc ; nội dung ; chỉ tiêu; các giải pháp thực hiện theo tài liệu tập huấn của Bộ). Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và giáo dục lễ giáo cho trẻ.

Nội dung kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của trường. Nội dung kế hoạch tập trung việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá trẻ; có lồng ghép việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin, tự làm đồ dùng dạy học; có lồng ghép việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.

+ Số lượng và chất lượng các phiên họp, sinh hoạt tổ và hồ sơ tổ chuyên môn; tổ chức hội giảng nhằm nâng cao tay nghề; bồi dưỡng trẻ có năng khiếu, phụ đạo trẻ chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

+ Việc tổ chức kiểm tra nội bộ của tổ chuyên môn.

+ Việc soạn, giảng thực hiện chương trình của giáo viên trong tổ chuyên môn.

+ Việc đánh giá trẻ của giáo viên qua: kiểm tra việc thực hiện mức độ nội dung theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, mục tiêu cuối chủ đề, cuối độ tuổi và bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

+ Kết quả giảng dạy của tổ.

  1. Kiểm tra các thiết bị, đồ dùng dạy học, gồm:

+ Xây dựng kế hoạch năm, tháng tổ chức tự làm đồ dùng dạy học liên quan (cấu trúc; nội dung; chỉ tiêu; các giải pháp thực hiện). Nội dung kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của trường.

+ Việc tổ chức cho truy cập mạng Internet ; thống kê số lượng (tỉ lệ) truy cập mạng internet hàng tháng, cả năm.

  1. Kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên, gồm :

+ Xây dựng kế hoạch năm, tháng (cấu trúc ; nội dung ; chỉ tiêu; các giải pháp thực hiện).

Nội dung kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của tổ. Nội dung kế hoạch tập trung việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá trẻ ; có lồng ghép việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin, tự làm đồ dùng dạy học; có lồng ghép việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.

+ Kế hoạch và nội dung, kết quả học Bồi dưỡng thường xuyên hàng năm.

+ Kế hoạch dự giờ hoặc tự dự giờ (dành cho giáo viên mới ra trường, giáo viên trẻ, tự xin dự giờ giáo viên khác để học tập); việc tham gia hội giảng nhằm nâng cao tay nghề; kế hoạch bồi dưỡng trẻ có năng khiếu, phụ đạo trẻ chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Việc giáo dục kỹ năng sống và giáo dục lễ giáo cho trẻ.

+ Việc soạn, giảng dạy theo chương trình khung của Bộ ; chương trình hoạt động của nhà trường.

+ Việc đánh giá trẻ qua việc thực hiện mức độ nội dung theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, mục tiêu cuối chủ đề, cuối độ tuổi và bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

+ Thực hiện hồ sơ giáo viên ; việc hội họp, sinh hoạt chuyên môn theo quy định của Phòng GD&ĐT, của trường.

+ Kết quả giảng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của trẻ, so sánh với các thời gian trước.

  1. Lực lượng kiểm tra

– Bùi Thị Trinh, Hiệu trưởng                                             Phụ trách chung

– Đỗ Thị Duyên Ngân, P. Hiệu trưởng                              Thành viên

– Nguyễn Thị Miền, P. Hiệu trưởng                                  Thành viên

  1. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra

+ Kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn; tỉ lệ 100%/năm

+ Kiểm tra Hoạt động chuyên môn giáo viên: 50 % GV/năm

+ Kiểm tra hồ sơ cá nhân: Tỉ lệ 100%/năm

  1. Kiểm tra nề nếp học tập, rèn luyện của trẻ, gồm:
  2. Đối tượng và nội dung kiểm tra
  3. Kiểm tra việc xây dựng các nội dung quy định về nền nếp học tập, rèn luyện của trẻ, gồm:

+ Nội quy nhà trường, nội quy lớp học gồm những điều xấu không nên làm, những điều tốt phải tích cực làm.

+ Việc giáo viên thường xuyên giáo dục trẻ thực hiện nội quy trường, nội quy lớp học nhằm hình thành thói quen cho trẻ.

+ Các tiêu chuẩn quy định về tiêu chuẩn bé ngoan nhằm kịp thời khen thưởng, động viên những trẻ thực hiện tốt nội quy trường, nội quy lớp học và tiêu chuẩn bé ngoan.

  1. Kiểm tra công tác chỉ đạo điều hành của tổ trưởng tổ chuyên môn tác động các giáo viên phụ trách lớp làm tốt nhiệm vụ.
  2. Kiểm tra hoạt động của các giáo viên phụ trách lớp về nề nếp học tập, rèn luyện thói quen, kỹ năng sống của trẻ, của lớp phụ trách.

+ Tổ chức hướng dẫn thường xuyên đến trẻ những quy định của trường, của lớp về nề nếp học tập, rèn luyện của học sinh. Chủ yếu là việc thực hiện nội quy nhà trường, nội quy lớp; chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động của lớp; thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực.

+ Thực hiện trách nhiệm của giáo viên theo Điều lệ trường mầm non; trách nhiệm của giáo viên trong thực hiện sổ theo dõi lớp và sổ liên lạc.

+ Các hồ sơ khác về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ so sánh với thời gian trước.

  1. Kiểm tra hoạt động của tổ chức Đoàn thể trong việc phối hợp giáo dục nề nếp, thói quen, kỹ năng sống của trẻ.

+ Kế hoạch năm, tháng (cấu trúc; nội dung; chỉ tiêu; các giải pháp thực hiện). Nội dung kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của trường và có lồng ghép việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.

+ Tổ chức thực hiện các phong trào theo kế hoạch năm, tháng.

  1. Kiểm tra hoạt động của các ban hoạt động có liên quan, gồm:

Ban vận động học sinh ra lớp; Ban phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Ban phòng dịch bệnh, tai nạn thương tích trong trường học; Ban vận động an toàn giao thông v.v.

  1. Lực lượng kiểm tra

– Bùi Thị Trinh, Hiệu trưởng                                            Phụ trách chung

– Đỗ Thị Duyên Ngân, P. Hiệu trưởng                              Thành viên

– Nguyễn Thị Miền, P. Hiệu trưởng                                 Thành viên

– Phan Kim Ngọc, YTHĐ                                                Thành viên

  1. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra:

– Kiểm tra hoạt động của giáo viên phụ trách lớp: 02 lần/năm.

– Kiểm tra hoạt động phối hợp của các đoàn thể: 02 lần/năm.

– Kiểm tra hồ sơ lớp (Sổ theo dõi lớp, sổ liên lạc và các hồ sơ khác) có liên quan mà giáo viên phụ trách lớp có trách nhiệm thực hiện: 02 lần/năm.

– Kiểm tra hoạt động các ban hoạt động có liên quan: 2 lần/năm.

– Kiểm tra đột xuất các vấn đề khác có liên quan đến việc giáo dục nề nếp, thói quen, kỹ năng sống của trẻ.

III. Kiểm tra tài chính, tài sản và công tác hành chính:

  1. Đối tượng và nội dung kiểm tra
  2. Công tác kế toán, thủ quỹ:

– Việc lập kế hoạch thu, chi tất cả các nguồn; nội dung thu hộ; các loại phí theo quy định.

– Việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định (lương, phụ cấp theo lương; các khoản khác theo quy chế chi tiêu nội bộ)

– Việc thực hiện nguyên tắc thu, chi; hồ sơ quản lý tài chính.

– Việc mua sắm tài sản; nguyên tắc thủ tục mua sắm; cập nhật hao mòn tài sản và thanh lý tài sản; báo cáo quyết toán và công khai thu, chi định kỳ.

– Việc bảo quản ngân quỹ theo quy định.

  1. Công tác hành chánh văn phòng:

– Bảo vệ tài sản, tài liệu cơ quan.

– Công tác văn thư: xử lý thông tin hai chiều bên trong nhà trường; nhà trường với các cơ quan; nhà trường với xã hội, với CMHS; việc sử dụng và bảo quản con dấu nhà trường.

– Công tác y tế học đường, bảo vệ sức khỏe học sinh.

– Việc tiếp dân, giải quyết các yêu cầu của học sinh, giáo viên, CMHS (thông tin về kết quả học tập; xin phép nghỉ, chuyển trường, rút hồ sơ học tập; xin cấp các loại giấy tờ có liên quan).

– Lưu trữ hồ sơ: Hồ sơ nhà trường ( giấy chủ quyền đất, sơ đồ thiết kế nhà trường, quyết định thành lập trường), hồ sơ nhân sự (túi hồ sơ theo quy định, sổ lý lịch trích ngang tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên qua các thời kỳ), hồ sơ học sinh.

  1. Lực lượng kiểm tra

– Bùi Thị Trinh, Hiệu trưởng                                            Phụ trách chung

– Đỗ Thị Duyên Ngân, P. Hiệu trưởng                              Thành viên

– Nguyễn Thị Miền, P. Hiệu trưởng                                 Thành viên

  1. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra

– Kiểm tra hoạt động kế toán, thủ quỹ: 2 lần/năm.

– Kiểm tra hoạt động văn thư lưu trữ: 2 lần/năm.

– Kiểm tra hoạt y tế học đường: 2 lần/năm.

– Kiểm tra trách nhiệm phòng chống cháy nổ: 2 lần/năm.

– Kiểm tra đột xuất các về công tác hành chính quản trị khác có liên quan.

  1. Giám sát phòng, chống thanh nhũng:
  2. Nội dung giám sát, kiểm tra

Luật phòng chống tham nhũng ngày 29/11/2015; các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật PCTN; Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của

Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31

tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.

Công văn 44/SGDĐT-TTr ngày 5/8/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác PCTN từ năm học 2009-2010:

+ Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên là đối tượng của giám sát; qua giám sát có dấu hiệu sai phạm sẽ tiến hành kiểm tra làm rõ.

+ Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị:

* Lập kế hoạch PCTN hàng năm, nội dung gồm :

– Triển khai kịp thời các văn bản pháp luật, văn bản quy định của ngành.

– Rà soát các văn bản của đơn vị phù hợp tinh thần phòng, chống tham nhũng.

– Việc thực hiện các quy tắc ứng xử nghề nghiệp.

– Cải cách hành chính, hiệu quả để phục vụ nhân dân tốt.

– Thực hiện dân chủ cơ sở và công khai hóa hoạt động của đơn vị; công khai kết quả kê khai minh bạch tài sản và thu nhập cá nhân các chức danh theo quy định.

* Tổ chức phối hợp với tổ chức đảng, thanh tra nhân dân giám sát, kiểm tra làm rõ, xử lý các trường hợp lợi dụng chức quyền để tham nhũng.

* Báo cáo định kỳ công tác PCTN về cấp quản lý trực tiếp.

  1. Lực lượng giám sát, kiểm tra

– Bùi Thị Trinh, Hiệu trưởng                                            Phụ trách chung

– Đỗ Thị Duyên Ngân, P. Hiệu trưởng                              Thành viên

– Nguyễn Thị Miền, P. Hiệu trưởng                                 Thành viên

– Phạm Thị Bé Sáu, CTCĐ                                             Thành viên

– Lê Thị Nhụy, BTTND                                                  Thành viên

  1. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra

– Giám sát thường xuyên, qua các báo cáo giám sát định kỳ.

– Kiểm tra khi có dấu hiệu tham nhũng.

                                                                Phần III

                                                 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị
  2. Ra quyết định thành lập tổ kiểm tra, các tổ kiểm tra phù hợp theo từng nội dung, từng thời gian.
  3. Biên soạn các biểu mẫu kiểm tra phù hợp theo từng nội dung.
  4. Sử dụng kết quả kiểm tra để xét đề nghị thi đua, khen thưởng, nâng lương, đề bạt, bố trí cán bộ theo yêu cầu. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra lâu dài.
  5. Trách nhiệm các thành viên

– Tìm hiểu các văn bản pháp quy, các quy định, hướng dẫn của các cấp để có căn cứ đối chiếu khi tham gia kiểm tra

– Tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch. Mỗi nội dung kiểm tra được lập biên bản kiểm tra để làm căn cứ đánh giá, lưu trữ hồ sơ

III. Đối tượng và thời gian kiểm tra:

  1. Kiểm tra hoạt động chuyên môn
  2. Học kỳ 1

Thời gian kiểm tra: Từ tháng 9/2020 đến 12/2020.

– Các đối tượng được kiểm tra: tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các khối.

  1. Học kỳ 2

Thời gian kiểm tra: Từ tháng 01/2021 đến 05/2021.

Các đối tượng được kiểm tra: tổ chuyên môn và giáo viên các khối.

  1. Kiểm tra nền nếp học tập rèn luyện của học sinh
  2. Học kỳ 1

– Thời gian kiểm tra: Từ 09/2020 đến 12/2020.

– Các đối tượng được kiểm tra: các lớp nhà trẻ, mầm, chồi, lá

  1. Học kỳ 2

– Thời gian kiểm tra: Từ 01/2021 đến 05/2021

– Các đối tượng được kiểm tra: Nhà trẻ, mầm, chồi, lá

  1. Kiểm tra tài chính, tài sản và công tác hành chánh:
  2. Học kỳ 1

– Thời gian kiểm tra: từ 10/2020 đến 12/2020.

– Các đối tượng được kiểm tra: văn thư, kế toán, thủ quỹ, YTHĐ

  1. Học kỳ 2

– Thời gian kiểm tra: Từ 01/2021 đến 05/2021

Các đối tượng được kiểm tra: văn thư, kế toán, thủ quỹ, YTHĐ.

  1. Giám sát kiểm tra phòng, chống thanh nhũng: thường xuyên
  2. Kinh phí cho hoạt động kiểm tra: Không.

Trên đây là kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2020-2021 của đơn vị trường Mầm non Giồng Găng, những hình thức kiểm tra theo kế hoạch được báo trước trong kế hoạch hàng tháng của nhà trường. Ngoài ra theo chỉ đạo của Hiệu trưởng, tổ kiểm tra nội bộ trường sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất hoặc không báo trước một số nội dung phát sinh tùy tình hình thực tế của đơn vị./.

 

                                                                           

Nơi nhận:                                                                                            HIỆU TRƯỞNG

– Phòng GDĐT (b/c);

– CĐ, ĐTN, BĐDCMHS( ph/h);                                                                                                                                                                                                   Bùi Thị Trinh  CB, GV, NV (th/h);

– Dán thông báo;

– Lưu VT.