KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2021-2022

UBND HUYỆN TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN GIỒNG GĂNG            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 280/KH-MNGG                      Tân Hồng, ngày 03 tháng 11 năm 20

KẾ HOẠCH

 PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

NĂM 2021-2022

Thực hiện công văn số: 44/SGD-ĐT-TTr, ngày 5/5/2010 hướng dẫn công tác phòng chống tham nhũng từ năm học 2011;

Thực hiện Công văn số 1373/PGD-ĐT, ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Phòng giáo dục và Đào tạo Tân Hồng về việc thực hiện phòng, chống tham nhũng từ năm 2021.

Trường Mầm non Giồng Găng xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng ở đơn vị như sau:

I/ Triển khai văn bản pháp luật:

1/ Hình thức triển khai:

– Triển khai trực tiếp hoặc gián tiếp.

– Niêm yết các văn bản tại bảng thông tin.

– Văn bản quy định CBCCVC bằng nhiều hình thức.

2/ Nội dung triển khai:

– Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật phòng chống tham nhũng.

– Các văn bản pháp luật về quản lý tài chính, tài sản, văn bản quy định của ngành giáo dục, văn bản pháp luật có liên quan.

3/ Việc rà soát văn bản:

– Mục đích: Là để loại bỏ các văn bản mà nội dung sai tinh thần phòng, chống tham nhũng hoặc văn bản có nội dung mà người khác có ý đồ tham nhũng có thể vận dụng vào đó để có hành vi tham nhũng.

– Cách rà soát:

+ Văn bản cấp trên: Qua quá trình thực hiện, đơn vị có văn bản kiến nghị cấp trên thu hồi, bổ sung sửa đổi cho phù hợp.

+ Văn bản nội bộ của đơn vị: trực tiếp thu hồi, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

4/ Triển khai các quy tắc ứng xử nghề nghiệp:

a/ Hình thức triển khai:

– Triển khai trực tiếp:

– Triển khai gián tiếp: Niêm yết văn bản tại bảng thông tin của đơn vị, có văn bản quy định CBCC tự nghiên cứu bằng nhiều hình thức.

b/ Nội dung triển khai:

– Các văn bản của Bộ nội vụ quy định về quy tắc ứng xử chung của cán bộ, công chức, viên chức.

– Các văn bản của BGD-ĐT quy định chuẩn đạo đức nhà giáo và các vận động tăng cường đạo đức nhà giáo của BGD và CĐVN.

5/ Công tác cải cách hành chính:

– Việc cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần phục vụ nhanh gọn, chính xác, hiệu quả, văn minh.

– Đẩy mạnh công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

6/ Công tác dân chủ hóa cơ quan và công khai hóa các loại hoạt động của đơn vị:

– Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại đơn vị nhằm thực hiện tốt, có hiệu quả cao nhất, những điều của luật giáo dục theo phương châm “giáo viên biết, giáo viên bàn, giáo viên làm, giáo viên kiểm tra” trong hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.

– Việc xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức chuẩn như: Xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ cụ thể rõ ràng.

    II/ Thực hiện công tác giám sát và lãnh đạo phòng, chống tham nhũng:

     1/ Nhận biết các dạng và đối tượng tham nhũng để giám sát kiểm tra:

a/ Tham nhũng trong quản lý tài chính: giám sát việc mua sắm giao dịch của thủ quỹ và kế toán.

b/ Tham nhũng trong quản lý tài sản, xây dựng, sửa chữa nhỏ.

c/ Tham nhũng trong sử dụng ngày công như: đi trễ về sớm.

d/ Tham nhũng trong lợi dụng chức quyền được giao để lợi dụng cho bản thân như:

+ Lợi dụng chức quyền để làm sai luật, sai qui định.

+ Lợi dụng chức quyền ép người khác đưa hối lộ, tặng quà…

    2/ Phối hợp tổ chức Đảng lãnh đạo phòng chống tham nhũng:

a/ Đảng ủy, chi ủy lãnh đạo giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập cá nhân.

b/ Trong phương hướng nhiệm vụ, nhiệm kỳ, hàng tháng của chi bộ có nội dung phòng, chống tham nhũng của đơn vị.

c/ Trong đánh giá tổng kết, sơ kết nhiệm kỳ, hàng năm, hàng tháng của chi bộ có nội dung phòng, chống tham nhũng của đơn vị.

  3/ Công tác kiểm tra nội bộ của thủ trưởng đơn vị:

– Có kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm.

– Có kết quả kiểm tra học kỳ, cả năm. Trong đó có đánh giá nội dung kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng của đơn vị.

4/ Công tác giám sát của ban thanh tra nhân dân:

– Ban thanh tra nhân dân giám sát hàng quý, hàng tháng, báo cáo kết quả hoạt động của ban thanh tra nhân dân hàng quý, hàng năm.

5/ Xử lý các hành vi tham nhũng:

– Qua kết quả giám sát, kiểm tra nội bộ.

III/ Thông tin báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng:

1/ Báo cáo theo định kỳ hàng tháng, học kỳ.

2/ Báo cáo đột xuất khi có sự việc xảy ra.

  1. Tổ chức thực hiện:
  2. Đối với Hiệu trưởng:

Xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng và triển khai đến toàn thể CB-GV-NV nắm.

  1. Đối với các Phó hiệu trưởng:

Tham mưu hỗ trợ giám sát các hoạt động phòng chống tham nhũng.

  1. Đối với Giáo viên- Nhân viên:

Thực hiện tốt theo nội dung kế hoạch.

  1. Trưởng ban thanh tra: Giám sát và có kiểm tra thường xuyên về thực hiện phòng chống tham nhũng./.

 

Nơi nhận:                                                                            HIỆU TRƯỞNG

– PGD&ĐT(B/c);

– CB,GV, NV trong trường;

– Lưu: VT.                                                                                Bùi Thị Trinh