KẾ HOẠCH Phát triển Văn hóa đọc gắn với Thư viện xanh, Thư viện số giai đoạn 2023- 2025

UBND HUYỆN TÂN HỒNG

TRƯỜNG MẦM NON GIỒNG GĂNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:         /KH-MNGG Tân Hồng, ngày 26 tháng 4 năm 2023

 KẾ HOẠCH

Phát triển Văn hóa đọc gắn với Thư viện xanh, Thư viện số

giai đoạn 2023- 2025

 

 

Căn cứ Kế hoạch số 424/KH-PGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Hồng về việc thực hiện Kế hoạch phát triển Văn hóa đọc gắn với Thư viện xanh, Thư viện số giai đoạn 2023- 2025;

Trường Mầm non Giồng Găng xây dựng kế hoạch phát triển Văn hóa đọc gắn với Thư viện xanh, Thư viện số giai đoạn 2023- 2025 với những nội dung sau:

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
  2. Mục đích

– Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào xem hình ảnh rộng rãi trong học sinh; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu, cải thiện môi trường xem sách; tạo cơ hội để tất cả học sinh đều được tiếp cận với văn hóa xem sách nhằm xây dựng “ xã hội học tập”, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời xây dựng văn hóa, con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo.

– Tổ chức triển khai hiệu quả Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng xem sách, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi (gọi tắt là Chỉ thị số 20/CT-TTg). Hình thành thói quen lật sách để xem sách và phát triển văn hóa nhìn hình ảnh trong sách, đặc biệt là phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, góp phần thúc đẩy, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Lan tỏa và thu hút sự hưởng ứng tích cực của toàn ngành đối với việc xây dựng và phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho đối tượng là học sinh trên địa bàn Huyện.

– Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong trường học trong xây dựng môi trường văn hóa đọc trên cơ sở kiện toàn, củng cố mạng lưới thư viện, nhân rộng mô hình phát triển văn hóa đọc, đổi mới hoạt động của thư viện trường học, xây dựng kỹ năng thông tin cho người sử dụng gắn với việc chuyển đổi số; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cho phát triển văn hóa lật sách để xem hình ảnh.

  1. Yêu cầu

– Đổi mới, đa dạng các hoạt động của hệ thống thư viện trường học. Kết nối việc luân chuyển sách giữa thư viện trường học với thư viện huyện, tỉnh.

– Thư viện nhà trường đảm bảo đạt các tiêu chuẩn theo Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

– Nhà trường có tổ chức các hoạt động cho trẻ xem sách và xem ti vi trên hình ảnh tham quan vườn cổ tích trong nhà trường.

  1. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
  2. Xây dựng thư viện đạt chuẩn

Tiếp tục đổi mới hoạt động thư viện là yêu cầu cấp thiết hàng đầu để phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. Hình thức tổ chức và hoạt động thư viện cần được thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo để đạt các chỉ tiêu sau:

– Thư viện trường đạt tiêu chuẩn mức độ 1.

– Nhà trường có các góc thư viện trong lớp học dành cho các cháu và có góc thư viện dưới cầu thang.

– Phấn đấu 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được sử dụng, khai thác tài nguyên thông tin để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

– Phấn đấu đến năm 2025, mỗi lớp học đều có máy tính kết nối mạng phục vụ khai thác tài nguyên thông tin.

– Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào thư viện trường học.

  1. Xây dựng Thư viện xanh, Thư viện số

2.1. Thư viện xanh

– Xây dựng Thư viện xanh nhằm tạo không gian xanh để quá trình nhìn hình ảnh đọc sách diễn ra thuận lợi hơn, học sinh có nhiều cảm hứng và sự yên tĩnh để thẩm thấu giá trị mà sách mang lại. Các góc thư viện trong lớp và ngoài lớp phải được cập nhật, lựa chọn, bổ sung các đầu sách phù hợp tạo nên kho sách đa dạng, phong phú, sắp xếp sách khoa học theo từng chủ đề, từng mảng cụ thể để học sinh dễ dàng tìm kiếm  và lựa chọn. Thư viện số nhằm số hóa sách – tài liệu, thường xuyên cập nhật sách hay lên hệ thống website của trường, fanpage, zalo của thư viện để cho cán bộ giáo viên và nhân viên có thể đọc trực tiếp bằng điện thoại, máy tính; thông qua các phương tiện nghe – nhìn sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn.

– Tham dự các buổi Hội thảo “Vai trò của Thư viện xanh, Thư viện số đối với sự phát triển Văn hóa đọc trong nhà trường.

+ “Thư viện xanh, Thư viện số” giúp học sinh phát huy sự sáng tạo, khơi dậy niềm yêu thích nhìn hình ảnh đọc sách, phát triển năng lực tự học, tự hình thành thói quen đọc, nuôi dưỡng sự thân thiện cởi mở giữa cô và trò trong nhà trường.

+ “Thư viện xanh, Thư viện số” giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với sách báo, tạo hứng thú nhìn hình ảnh trong sách báo để đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong môi trường học đường, rèn luyện thói quen nhìn hình ảnh đọc sách để tiếp thu, trau dồi tri thức.

+ Các hình thức tổ chức, xây dựng “Thư viện xanh, Thư viện số” phù hợp trong đơn vị.

+ + Thư viện nhà trường đảm bảo diện tích từ 73 m2 trở lên.

+ Mô hình thư viện xanh được xây dựng theo tiêu chí: bền vững, thân thiện, gần gũi với thiên nhiên để giúp các em có tinh thần học tập thoải mái, dễ dàng trao đổi tri thức, góp phần hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu, nâng cao chất lượng dạy và học.

+ Khu vực đọc sách đảm bảo có tủ sách, mái che, chỗ ngồi phù hợp, an toàn, vệ sinh và văn hóa.

+ Có sự tham gia tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh và các thành viên trong cộng đồng.

+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại thư viện như: “Tiết đọc sách”, “Ngày đọc sách”, “Tuần đọc sách”, “Thi kể chuyện/vẽ tranh”. Giới thiệu sách theo chủ đề; giao lưu các trò chơi dân gian

  1. Thư viện số

– Phát triển Thư viện số trên cơ sở phát triển Thư viện truyền thống của trường theo hướng số hóa và tự động hóa nguồn tài nguyên thông tin nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người dùng tiếp cận và khai thác thông tin hiệu quả.

– Nhà trường phải có tài khoản Thư viện số gồm:

– Tài khoản Admin: do trường quản lý.

– Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có tài khoản thành viên.

– Thư viện số của trường phải đảm bảo liên thông với các thư viện huyện và thư viện trường học trong toàn huyện.

  1. Tổ chức các hoạt động khuyến đọc, hình thành và phát triển thói quen đọc sách

Giáo viên phải là tấm gương đọc sách cho học sinh: nếu thầy cô có thói quen đọc sách, học sinh sẽ xem cô là tấm gương và bắt chước theo những hình ảnh mà các em thấy hằng ngày. Do đó, hình thành thói quen nhìn hình ảnh trong sách đọc sách không chỉ ở học sinh mà chúng ta, mỗi cô giáo phải làm sao thực sự là một tấm gương về ý thức đọc sách.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác nguồn tài nguyên của góc thư viện, thúc đẩy ý thức tự giác nhìn hình ảnh đọc sách, hình thành thói quen đọc sách để giải quyết nhiệm vụ học tập. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh cách tra cứu thông tin và đọc sách báo qua mạng internet, mạng xã hội đúng cách, biết lựa chọn sách có giá trị để đọc, biết sàng lọc để tiếp nhận thông tin.

– Tổ chức 01 tiết đọc sách/tuần tại các lớp giáo viên chủ nhiệm.

– Tổ chức 02 nội dung/năm học/trường bao gồm: “Ngày đọc sách”, Tuần đọc sách”, “Giới thiệu sách theo chủ đề”, “Thi kể chuyện/vẽ theo tranh”,  để giúp học sinh có nhiều trải nghiệm dần hình thành niềm đam mê trong việc “đọc”.

– Giới thiệu sách mới, tấm gương đọc sách, hình ảnh các hoạt động, cuộc thi về sách,… trên website của trường hàng tuần. Khuyến khích học sinh và cha mẹ học sinh cùng tham gia hoạt động và viết bài đăng website.

  1. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút học sinh tham gia đọc sách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi

Xây dựng thư viện xanh ngay tại sân trường nhằm thu hút học sinh tham gia đọc sách một cách thuận tiện, thân thiện và nhanh nhất.

– Tạo không gian đọc sách thu hút: nơi đọc sách có thể “Thư viện góc lớp”, là hành lang, gốc cây, …. nhưng thân thiện, an toàn.

– Xây dựng các câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường. Qua đó, thường xuyên cho học sinh cảm nhận về những quyển sách đã đọc.

– Hàng năm, có Kế hoạch tổ chức “Ngày sách và Văn hóa đọc” để học sinh giao lưu, trao đổi sách với nhau; lễ phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” một cách hiệu quả trong phát động “Văn hóa đọc” trong nhà trường.

– Tiếp tục phát động sâu rộng trong học sinh các lớp tham gia các cuộc thi phong trào:  Quyển sách tôi yêu …., giới thiệu sách nhằm mang đến sân chơi hấp dẫn, thú vị, tránh đơn điệu, nhàm chán.

  1. Đa dạng hóa số lượng sách:

Học sinh có thể hình hình ảnh trên máy tính và cả điện thoại thông minh. Việc tận dụng sự phát triển văn hóa đọc trên nền tảng các mạng xã hội như facebook, youtube…, đạt hiệu quả, dễ thu hút.

– Tạo sự liên kết giữa các thư viện trong nhà trường, các Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng đồng và thư viện huyện, tỉnh nhằm chia sẻ kinh nghiệm, luân chuyển tài liệu phong phú, đa dạng.

– Tích cực xã hội hóa nguồn sách, trao đổi sách để nguồn sách thêm phong phú.

– Tổ chức Hội chợ sách hàng năm.

  1. Kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện.

Nhà trường tăng cường kiểm tra đôn đốc việc thực hiện và duy trì xây dựng thư viện xanh, thư viện số.

– Kịp thời báo cáo đúng theo quy định.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước; nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp từ tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật….

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Đối với Ban giám hiệu

– Tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.

– Chỉ đạo rà soát, kiện toàn hệ thống thư viện nhà trường; xây dựng và phát triển nguồn học liệu mở.

  1. Tổ trưởng chuyên môn tổ văn phòng

– Triển khai Kế hoạch Phát triển Văn hóa đọc gắn với Thư viện xanh, Thư viện số cho tổ viên.

– Tổ chức thực hiện kế hoạch thi đua chuyên đề “Xây dựng Thư viện xanh, Thư viện số” trong nhà trường. Phân công giáo viên xây dựng và phát triển nguồn học liệu mở.

  1. Các tổ chức đoàn thể:

Xây dựng kế hoạch hoạt động có gắn với nội dung Phát triển Văn hóa đọc gắn với thư viện xanh, thư viện số.

– Chủ động phối hợp thực hiện các nội dung có liên quan đến tổ chức đoàn thể phụ trách.

  1. Giáo viên chủ nhiệm:

Thường xuyên tham gia vào các hoạt động thư viện và đăng nhập thường xuyên vào tài khoản thư viện số để đọc sách, tra cứu tài liệu, tham gia viết bài cảm nhận về sách.

– Nhắc nhở học sinh thường xuyên vào góc thư viện của lớp của trường để tham khảo các loại sách.

Trên đây là Kế hoạch phát triển Văn hóa đọc gắn với thư viện xanh, thư viện số trong giai đoạn 2023- 2025 của trường Mầm non Giồng Găng. Nhà trường yêu cầu các Tổ trưởng, các bộ phận có liên quan và cán bộ thư viện triển khai thực hiện hiệu qủa. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc liện hệ Hiệu trưởng để được hỗ trợ./.

 

Nơi nhận:

– Phòng GDĐT(b/c);

– CB,GV,NV(t/h);

– Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG         NGƯỜI LÊN KẾ HOẠCH

 

Bùi Thị Trinh              Đỗ Thị Duyên Ngân