KẾ HOẠCH BÁN TRÚ NĂM HỌC 2019-2020

  PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN GIỒNG GĂNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 197 /KH – BT                                            Tân phước, ngày 18 tháng  9 năm 2019

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG

NĂM HỌC 2019-2020

 Căn cứ vào hướng dẫn số 669 /HD-PGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2019 của Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Huyện Tân Hồng về việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2019 – 2020 của giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở;

Căn cứ vào công văn số: 793/HD- PGDĐT, ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Hồng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2019-2020;

Căn cứ vào kế hoạch số 124 /KH- MNGG, ngày 16 tháng 8 năm 2019 của trường Mầm non Giồng Găng về việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2019 -2020;

Căn cứ vào kế hoạch số: 189 /KH- MNGG ngày 17tháng 9 năm 2019 của trường Mầm non Giồng Găng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020;

Căn cứ tình hình thực tế của trường, bộ phận bán trú xây dựng kế hoạch thực hiện chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ năm học 2019-2020 như sau :

I- Đặc điểm tình hình:

Trường Mầm non Giồng Găng là một trường vùng sâu của huyện Tân Hồng, gồm có 03 điểm trường nằm ở ấp Tân Bảnh

1- Thuận lợi:

– Được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Hồng, chính quyền địa phương.

– CSCV tương đối tốt, có đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ.

– Sự hỗ trợ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong việc đưa đón trẻ và công tác phối kết hợp trong việc hỗ trợ dụng cụ cho lớp.

– Tập thể giáo viên trẻ, đa số đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn nên thuận lợi cho việc chăm sóc- giáo dục trẻ.

2- Khó khăn:

– Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm chăm sóc trẻ, nên công tác vận động trẻ đến lớp và ăn sinh dưỡng cũng gặp rất nhiều khó khăn.

– Cấp dưỡng chưa có qua lớp đào tạo sơ chế biến thực phẩm nên cũng gặp khó khăn

II- Tình hình nhân sự – Nhóm lớp – Trẻ:

1- Nhân sự:

*Tổng số cán bộ giáo viên- nhân viên: 27

Trong đó: CBQL: 03 người; Giáo viên: 19 người( trong đó biên chế 17 giáo viên);

+ Nhân viên 05 người( 01KT, 01YT, 02 NV nấu ăn , 01 BV)

* Trình độ:

+ CBQL: 03 ( Trên chuẩn)

+ GV:19 , trong đó : ĐH: 15  ; CĐSP: 2  ; Trung cấp: 2

+ Nhân viên: 5 trong đó: ĐH:1 Trung cấp: 01  chưa qua đào tạo: 3

2- Nhóm lớp:

* Huy động trẻ ra lớp:

– Trẻ 5 tuổi : 93 trẻ/93 đạt tỷ lệ là 100%

– Trẻ 4 tuổi : 66 trẻ/67 đạt tỷ lệ 98,5%

– Trẻ 3 tuổi : 39 trẻ/ 42 đạt tỷ lệ 92,85 %

– Trẻ 0-2 tuổi : 23/55 đạt tỷ lệ 41,81%

* Tổng số trẻ ra lớp năm học 2019-2020 là: 271 trẻ

– Lớp nhà trẻ 12-36 tháng              : 26 trẻ/ 03 giáo viên

– Lớp mầm bán trú:                        :37 trẻ/ 03 giáo viên

– Lớp chồi 1 bán trú                       : 33 trẻ/ 02 giáo viên

– Lớp chồi 2 bán trú                       : 34 trẻ/ 02 giáo viên

– Lớp lá 1 bán trú                           : 27 trẻ/ 02 giáo viên

– Lớp lá 2 bán trú                           : 24 trẻ/ 02 giáo viên

– Lá 3  bán trú                                : 34 trẻ/ 02 giáo viên

– Lớp ghép 3.4.5.1 bán trú             : 20 trẻ/ 02 giáo viên

– Lớp ghép 3.4.5.2            :            : 36 trẻ/ 01 giáo viên

3– Tình hình sức khoẻ của trẻ: ( tháng 9)

* Trẻ được theo dõi cân đo chấm biểu đồ:  271   trẻ

+ Cân nặng:                                       

– Cân nặng cao hơn so với độ tuổi:

– Cân nặng bình thường: 266/271 tỷ lệ 98,15 %

– Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân 2/271 tỷ lệ 0,73 %

– Trẻ thừa cân, béo phì 1 /271tỷ lệ 0,36%

+ Chiều cao:

– Chiều cao cao hơn so với độ tuổi:

– Chiều cao bình thường: 266/271tỷ lệ 98,5%

– Thấp còi: 2/271tỷ lệ 0,73%

   III-Nhiệm cụ chung:

Thực hiện các cuộc vận động và hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”

– Thực hiện mục tiêuTiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục”,phát triển mạng lưới trường, lớp.

– Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng theo yêu cầu.

– Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo năm tuổi. Đẩy mạnh phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi. Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình GDMN theo quy định.

-Thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích, an toàn cho trẻ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ. Phát triển và nâng cao chất lượng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.        

– Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về GDMN.

– Thực hiện các chuyên đề trọng tâm trong năm học: giáo dục ATGT, giáo dục BVMT, giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ,…

– Đưa nhân viên cấp dưỡng đi tập huấn về VSATTP và kỹ thuật chế biến thức ăn cho trẻ.

– Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Quyết tâm giữ vững Trường đạt chuẩn PCGDMN 5 tuổi, duy trì phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi.

IV. Nhiệm vụ cụ thể

Tăng cường thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thực hiện xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp an toàn cho trẻ bằng các nguồn lực của phụ huynh và xã hội đóng góp. Xây dựng mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường, tăng cường các kỹ năng sống cho trẻ, kỹ năng tự phục vụ, nề nếp thói quen tốt, kỹ năng tự bảo vệ an toàn bản than, mạnh dạn trong giao tiếp than thiện với bạn bè, lễ phép với người lớn.

Tăng cường các trò chơi dân gian, bài thơ, câu đố, hò, vè phù hợp với lứa tuổi vào các hoạt động của trẻ.

Thực hiện tốt việc huy động trẻ 5 tuổi trong địa bàn ra lớp 100% đảm bảo cho trẻ 5 tuổi có đủ phòng để học 2 buổi /ngày.

1.Quản lý số lượng, nhận trẻ vào nhóm, lớp

+ Yêu cầu:

Tiếp tục duy trì các lớp bán trú hiện có, tiếp tục phát triển thêm số lớp bán trú đạt chỉ tiêu theo quy định

Đảm bảo khi nhận trẻ vào nhóm đủ số lượng biên chế và phân công đúng độ tuổi.

+ Chỉ tiêu điều lệ trường mầm non

Lớp nhà trẻ tuổi từ 12-36 tháng tuổi  25 trẻ/1 lớp/02 giáo viên

– Lớp 3- 4 trẻ tuổi: 25 trẻ/1 lớp/02 giáo viên

– Lớp 4- 5 trẻ tuổi: 30 trẻ/1 lớp/02 giáo viên

– Lớp 5- 6 trẻ tuổi: 35 trẻ/1 lớp/02 giáo viên

+  Biện pháp:

-Xây dựng cụ thể nội dung chăm sóc trẻ ở các thời điểm, từng độ tuổi, hàng ngày, tuần, tháng.

– Làm tốt công tác tuyên truyền về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối với phụ huynh học sinh.

– Phân chia lớp theo đúng độ tuổi và kiểm tra thường xuyên công tác chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ.

– Đảm bảo an toàn về mọi mặt cho trẻ.

– Đảm bảo công tác vệ sinh phòng bệnh trong mọi hoạt động của trẻ.

– Chú ý vệ sinh răng miệng và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.

– Đảm bảo chế độ ăn, uống theo đúng lứa tuổi.

– Tăng cường quản lý chất lượng bữa ăn.

– Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, quan tâm giảm tỉ lệ trẻ thấp còi và nhẹ cân, giảm tỉ lệ thừa cân

– Đảm bảo đủ nước chín cho trẻ uống.

– Đảm bảo VSATTP, tránh để ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường.

– Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh giáo viên và cấp dưỡng.

-Tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ, đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ thời gian theo độ tuổi. Phòng ngủ ấm áp, đủ chăn đắp cho trẻ.

-Tổ chức cân, đo và theo dõi biểu đồ cho 100% trẻ.Đối với mẫu giáo trẻ từ 25 tháng tuổi trở lên cân theo quý. còn dưới 25 tháng tuổi thì chấm và cân đo theo tháng

2. Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

+ Yêu cầu:

– Phòng sinh hoạt phải thoáng mát, dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng phải đủ và đảm bảo sạch sẻ, an toàn.

– Phòng y tế phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu để phục vụ chăm sóc sức khỏe và sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ.

– Xung quanh trường phải có hàng rào bao bọc để đảm bảo an toàn cho trẻ.

-Đảm bảo có đủ nguồn nước sạch, đủ công trình vệ sinh và đủ đồ dung phục vụ cho sinh hoạt của trẻ.

+ Biện pháp:

– Làm tốt công tác tham mưu với các cấp để hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất theo năm.

– Tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí của phụ huynh và các nguồn khác.

– Cần làm tốt công tác giữ gìn và bảo quản cơ sở vật chất hiện có.

3. Đối với đội ngũ chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ:

+  Yêu cầu:

– Phân công phải đủ số lượng và đúng trình độ, phải xen kẽ trong các độ tuổi và tay nghề.

– Phải có lòng yêu nghề mến trẻ và có trách nhiệm trong công việc.

+ Chỉ tiêu:

* Đối với nhà trẻ và mẫu giáo:

– Nhà trẻ: 03 cô/ 1 lớp/26 trẻ( điểm chính)

– Mầm: 03 cô/1 lớp/ 37 trẻ( điểm chính)

– Chồi 1: 02 cô/1 lớp/ 33 trẻ( điểm chính)

– Chồi 2: 02 cô/1 lớp/ 34 trẻ ( điểm chính)

– Lá 1: 02 cô/ 1 lớp/ 27 trẻ (điểm chính )

– Lá 2: 02 cô/ 1 lớp/ 24 trẻ (điểm chính )

– Lá 3: 02 cô/1 lớp/ 34 trẻ(điểm chính )

– Ghép 3,4,5.1: 02 cô/1 lớp/ 20 trẻ (Điểm Sa Rài )

– Ghép 3- 4.5.2 : 01 cô/ 1 lớp/ 36 trẻ( Dân Lập)

* Đối với Y tế học đường:

– Có 01 đồng chí

* Đối với cấp dưỡng:

–  Có 02 đồng chí phục vụ cho 160 trẻ

+  Biện Pháp:

– Lên kế hoạch để bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối với từng độ tuổi.

– Hướng dẫn các thao tác, kỹ năng, quy chế bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.

– Xây dựng khẩu phần ăn và kỹ thuật chế biến thức ăn đúng và đảm bảo cân đối 4 nhóm dinh dưỡng cho cháu.

4. Tổ chức phân công nhiệm vụ:

                         Bảng phân công phụ trách nhiệm vụ của 02 cô/ lớp

                  Cô dạy chính

            Cô dạy phụ

– Đón trẻ, điểm danh, cho trẻ ăn sáng

– Dạy trẻ thể dục buổi sáng, tổ chức hoạt động học, hoạt động chơi góc và chơi ngoài trời

– Tổ chức cho trẻ ăn sáng, ăn trưa, ăn xế

– Tổ chức cho trẻ ngủ

– Tổ chứccho trẻ ăn xế chiều.

– Dạy trẻ ôn lại buổi sáng và chơi tự do

– Hỗ trợ mặc đồ cho trẻ

– Nêu gương

– Trả trẻ

– Dọn vệ sinh trước và sau các bữa ăn

– Lấy đồ ăn ở nhà bếp và chia thức ăn cho từng trẻ

– Đút và giám sát trẻ ăn

– Tổ chức cho trẻ ngủ trưa

– Tắm cho trẻ

– Báo số trẻ ăn về cho Hiệu phó bán trú hoặc y tế học đường vào lúc 15h 30 phút hàng ngày.

* Cô dạy chính dạy xong chủ đề thì đổi ngược lại cho cô dạy phụ và luân phiên cho đến hết năm học.

* Nhiệm vụ nhà bếp:

Cấp dưỡng 1:Trang Thị Mỹ Linh  Có trách nhiệm tiếp nhận thực phẩm và sơ chế biến thức ăn theo đúng quy trình bếp một chiều. Hỗ trợ lên thực đơn và dưỡng chất trên phần mềm Nutrikids.

Cấp dưỡng 2:Bùi Thị Loan  Có nhiệm vụ hỗ trợ sơ chế biến, phân chia thức ăn, lưu mẫu và huỷ mẫu thức ăn đúng quy định, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.

* Nhiệm vụ chung của 02 cấp dưỡng:

– Pha sữa và chia sữa cho lớp( buổi sáng)7h 45 pha sữa

– Tổng vệ sinh nhà bếp

* Nhiệm vụ nhân viên y tế:

– Theo dõi sự phát triển của trẻ: Cân đo chấm biểu đồ tăng trưởng theo tháng, theo quý.

– Phụ trách tủ thuốc nhà trường

-Nhận thuốc, ghi chép, cho trẻ uống thuốc

– Theo dõi tình hình bệnh tật và vệ sinh phòng bệnh.

– Kế hoạch y tế, kế hoạch hoạt động tuyên truyền bệnh

– Tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm và phòng chống tai nạn thương tích trong trường học.

– Phối hợp với trạm y tế xã để tổ chức khám sức khoẻ cho học sinh trong trường.

– Tính khẩu phần ăn cho trẻ trên phần mềm Nutrikist.

– Kiểm tra vệ sinh môi trường các lớp. Kiểm tra vệ sinh toàn trường

4. Nâng cao chất lượng chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ tại nhóm, lớp:

4.1. Yêu cầu:

– Thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng một ngày đối với trẻ

– Đội ngũ nuôi dưỡng phải đạt chuẩn và vượt chuẩn về trình độ chuyên môn

– Phải có tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ xem trường là nhà

– Có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, báo cáo trung thực, luôn tự học hỏi và cầu tiến.

4.2. Biện pháp:

– Tổ chức làm việc theo dây chuyền

– Thường xuyên giám sát, kiểm tra công việc của giáo viên, nhân viên

– Xây dựng chế độ làm việc rõ ràng cụ thể, đôn đốc, khen thưởng kịp thời, góp ý phê bình đúng lúc.

5. Quản lý sức khoẻ của cô và trẻ:

5.1. Yêu cầu:

* Đối với cô:

– Được khám sức khoẻ, kiểm tra sức khoẻ một năm/ 1 lần

– Không mắc các bệnh truyền nhiễm

– Giáo viên phải có kiến thức về các bệnh thường gặp, biết và phòng tránh tốt cho cháu

– Khi chăm sóc trẻ giáo viên phải gọn gàng, khi phân chia thức ăn phải có khẩu trang và tạp dề đảm bảo vệ sinh giúp cháu phát triển khoẻ mạnh.

* Đối với trẻ:

– Trẻ phát triển toàn diện, khoẻ mạnh

– Không mắc bệnh truyền nhiễm

5.2. Chỉ tiêu:

– Trẻ bình thường đạt tỷ lệ từ 97 % trở lên

– Trẻ suy dinh dưỡng dưới 3%

5.3. Biện pháp:

– 100 % trẻ được theo dõi biểu đồ tăng trưởng và khám sức khoẻ định kỳ

– Đẩy mạnh công tác chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ

– Tuyên truyền các bậc phụ huynh về chế độ cho trẻ đảm bảo trẻ phát triển tốt.

– Tổ chức nhiều hình thức ăn dinh dưỡng cho trẻ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng

– 100 % giáo viên phục vụ ăn bán trú phải được khám sức khoẻ 1 lần/  năm

6. Quản lý chế độ dinh dưỡng:

6.1. Yêu cầu:

Chế độ ăn phải đủ dinh dưỡng và nhu cầu thực phẩm trên ngày

6.2. Chỉ tiêu:

– Trẻ nhà trẻ đảm bảo 930-1000 kalo/ ngày

– Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường /ngày/ trẻ 600-651Kcal.  Còn lại gia đình cho trẻ ăn ở nhà

– Trẻ mẫu giáo đảm bảo 1230- 1320 kalo/ ngày

-Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong 1 ngày chiếm 50- 55% nhu cầu cả ngày 615-726Kcal. Còn lại cho trẻ ăn ở nhà.

6.3. Biện pháp:

– Tính khẩu phần ăn dinh dưỡng mỗi ngày

– Thay đổi thực đơn để trẻ ăn hết suất

– Đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến và hợp đồng mua bán thực phẩm.

– Lưu mẫu thức ăn và hủy mẫu thức ăn 24/24( kể cả thức ăn sống và chín)

7. Quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục, vệ sinh, dinh dưỡng và phát triển

– Cần có kế hoạch cụ thể và xây dựng từng nội dung tuyên truyền sát với thực tế và yêu cầu của đơn vị. Cụ thể cần tuyên truyền các nội dung sau:

+ Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ

+ Giáo dục vệ sinh răng miệng

+ Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì

+ Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ

Nuôi con theo phương pháp khoa học khi tổ chức tuyên truyền phải phong phú, hiệu quả tránh làm chiếu lệ.

8. Công tác kiểm tra:

– Kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đầu năm

– Kiểm tra tổ chức dự giờ các hoạt động ( ăn, ngủ, vệ sinh)

– Kiểm tra vệ sinh phòng bệnh và theo dõi sức khoẻ trẻ

– Kiểm tra việc thực hiện các Nghị định, quyết định, nội quy, quy chế của cấp trên.

– Kiểm tra việc đánh giá sự phát triển của trẻ qua từng tháng, học kỳ…

V. HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM TRONG NĂM

Tháng

Nội dung công việc

Biện pháp thực hiện

Người thực hiện

8+ 9/2019

– Vệ sinh sạch sẽ trường học và thu học sinh vào trường

-Họp bán trú bàn bạc các tổ kiểm tra

– Họp phụ huynh các lớp bán trú để thống nhất tiền ăn bán trú cho trẻ

– Thực hiện các khoản thu tiền ăn đối với học sinh bán trú.

-Hợp đồng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng

-Hợp đồng gạo, gia vị, gas, sữa…

– Lên thực đơn tuần thay đổi món ăn thường xuyên

-Dự giờ thao giảng hoạt động chăm sóc

– Lên các loại kế hoạch

-Kiểm tra thực phẩm, tiếp phẩm và chấm ăn của các lớpvà kiểm tra cấp dưỡng

– Tham mưu hiệu trưởng về việc khám sức khoẻ cho trẻ

-Hướng dẫn y tế học đường cân đo và chấm biểu đồ tăng trưởng

– Thực hiện lên dưỡng chất trên phần mềm Nutrikist

– Tuyên truyền nhắc nhở giáo viên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.

-Họp triển khai bàn bạc về kiểm tra chăm sóc

– Họp và trao đổi phụ huynh có sự thống nhất rồi mới thực hiện.

-Các bộ phận thu tiền ăn theo tháng

– Hợp đồng thực phẩm tươi sống xanh tươi đảm bảo

Chọn nơi giá rẻ và đảm bảo để hợp đồng

– Tìm hiểu và thay đổi thực đơn đa dạng

-Lên lịch dự giờ giáo viên để rút kinh nghiệm

– Lên các loại kế hoạch có liên quan bán trú

– Kiểm tra tiếp phẩm và kiểm phẩm. chấm ăn các lớp và kiểm tra cấp dưỡng

– Thống kê danh sách học sinh của các lớp

-Theo dõi đôn đốc y tế cân đo và chấm biểu đồ tăng trưởng

– Lên dưỡng chất cân đối các nhóm thực phẩm đảm bảo trẻ ăn đủ chất

-Toàn trường cùng thực hiện

– Ban giám hiệu và giáo viên, nhân viên

– Ban giám hiệu và giáo viên, nhân viên

-Ban giám hiệu

– Ban giám hiệu

-Ban giám hiệu

– Phó hiệu trưởng bán trú

– Phó hiệu trưởng, giáo viên

– Phó hiệu trưởng bán trú

-Y tế học đường và giáo viên

-Y tế học đường

10/2019

-Kiểm tra thực phẩm, tiếp phẩm và chấm ăn của các lớp

và kiểm tra cấp dưỡng

– Lên thực đơn tuần thay đổi món thường xuyên

– Kiểm tra vệ sinh các lớp

– Nhắc nhở kế toán kết sổ thu chi quỹ thu chi bán trú cuối tháng

– Dự giờ thao giảng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

– Thực hiện lên dưỡng chất trên phần mềm Nutrikist

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm hằng ngày và chấm ăn, cấp dưỡng

– Thay đổi thực đơn phong phú cho trẻ ăn hết suất

– Kiểm tra nhắc nhở thực hiện tốt

– Nhắc nhở các bộ phận làm đúng

-Lên lịch dự giờ giáo viên để rút kinh nghiệm

– Lên dưỡng chất cân đối các nhóm thực phẩm đảm bảo trẻ ăn đủ chất

– Phó hiệu trưởng bán trú và các tổ kiểm phẩm

– Phó hiệu trưởng bán trú

– Nhân viên kế toán

– Phó hiệu trưởng bán trú và giáo viên

-Y tế học đường

11/2019

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm và chấm ăn các lớp

– Lên thực đơn tuần thay đổi món thường xuyên

– Kiểm tra vệ sinh các lớp

– Nhắc nhở giáo viên thu tiền ăn bán trú

– Nhắc nhở kế toán kết sổ thu chi quỹ thu chi bán trú cuối tháng

– Dự giờ thao giảng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

– Thực hiện lên dưỡng chất trên phần mềm Nutrikist

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm hằng ngày và chấm ăn

– Thay đổi thực đơn phong phú cho trẻ ăn hết suất

– Kiểm tra nhắc nhở thực hiện tốt

– Giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt

– Theo dõi giáo viên

-Lên lịch dự giờ giáo viên để rút kinh nghiệm

– Lên dưỡng chất cân đối các nhóm thực phẩm đảm bảo trẻ ăn đủ chất

– Phó hiệu trưởng bán trú và các tổ kiểm phẩm

– Phó hiệu trưởng bán trú

– Nhân viên kế toán

– Ban giám hiệu và giáo viên

-Y tế học đường

12/2019

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm và chấm ăn các lớp và cấp dưỡng

– Lên thực đơn tuần thay đổi món thường xuyên

– Kiểm tra vệ sinh các lớp

– Dự giờ thao giảng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

– Nhắc nhở giáo viên thu tiền ăn bán trú

– Nhắc nhở kế toán kết sổ thu chi quỹ thu chi bán trú cuối tháng

– Thực hiện lên dưỡng chất trên phần mềm Nutrikist

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm hằng ngày và chấm ăn. Cấp dưỡng

– Thay đổi thực đơn phong phú cho trẻ ăn hết suất

– Kiểm tra nhắc nhở thực hiện tốt

-Lên lịch dự giờ giáo viên để rút kinh nghiệm

– Thực hiện thường xuyên không để tồn động

– Lên dưỡng chất cân đối các nhóm thực phẩm đảm bảo trẻ ăn đủ chất

– Phó hiệu trưởng bán trú và các tổ kiểm phẩm

– Phó hiệu trưởng bán trú

BGH, giáo viên

– Nhân viên kế toán

-Y tế học đường

01/2020

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm và cấp dưỡng

– Lên thực đơn tuần thay đổi món thường xuyên

– Kiểm tra vệ sinh các lớp

– Nhắc nhở giáo viên thu tiền ăn bán trú

– Nhắc nhở kế toán kết sổ thu chi quỹ thu chi bán trú cuối tháng

– Dự giờ hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

– Kiểm tra chấm ăn các lớp

– Thực hiện lên dưỡng chất trên phần mềm Nutrikist

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm hằng ngày và chấm ăn

– Thay đổi thực đơn phong phú cho trẻ ăn hết suất

– Kiểm tra nhắc nhở thực hiện tốt

– Giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt

– Theo dõi giáo viên

– Lên dưỡng chất cân đối các nhóm thực phẩm đảm bảo trẻ ăn đủ chất

– Phó hiệu trưởng bán trú và các tổ kiểm phẩm

– Phó hiệu trưởng bán trú

– Nhân viên kế toán

– Ban giám hiệu và giáo viên

– Phó hiệu trưởng và giáo viên

-Y tế học đường

02/2020

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm và tiếp phẩm

– Lên thực đơn tuần thay đổi món thường xuyên

– Kiểm tra vệ sinh các lớp

– Nhắc nhở giáo viên thu tiền ăn bán trú

– Nhắc nhở kế toán kết sổ thu chi quỹ thu chi bán trú cuối tháng

– Dự giờ thao giảng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

– Kiểm tra chấm ăn các lớp

– Thực hiện lên dưỡng chất trên phần mềm Nutrikist

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm hằng ngày và chấm ăn

– Thay đổi thực đơn phong phú cho trẻ ăn hết suất

– Kiểm tra nhắc nhở thực hiện tốt

– Giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt

– Theo dõi giáo viên

– Lên dưỡng chất cân đối các nhóm thực phẩm đảm bảo trẻ ăn đủ chất

– Phó hiệu trưởng bán trú và các tổ kiểm phẩm

– Phó hiệu trưởng bán trú

– Giáo viên

– Nhân viên kế toán

– Ban giám hiệu và giáo viên

– Phó hiệu trưởng và giáo viên

-Y tế học đường

03/2020

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm và  tiếp phẩm, cấp dưỡng

– Tham mưu hiệu trưởng về việc khám sức khoẻ cho trẻ.

– Lên thực đơn tuần thay đổi món thường xuyên

– Kiểm tra vệ sinh các lớp

– Nhắc nhở giáo viên thu tiền ăn bán trú

– Nhắc nhở kế toán kết sổ thu chi quỹ thu chi bán trú cuối tháng

– Dự giờ hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

– Kiểm tra chấm ăn các lớp

– Thực hiện lên dưỡng chất trên phần mềm Nutrikist

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm hằng ngày và chấm ăn

– Thống kê danh sách học sinh của các lớp

– Thay đổi thực đơn phong phú cho trẻ ăn hết suất

– Kiểm tra nhắc nhở thực hiện tốt

– Giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt

– Theo dõi giáo viên

– Lên dưỡng chất cân đối các nhóm thực phẩm đảm bảo trẻ ăn đủ chất

– Phó hiệu trưởng bán trú và các tổ kiểm phẩm

– Y tế và giáo viên

– Phó hiệu trưởng bán trú

– Giáo viên

– Nhân viên kế toán

– Ban giám hiệu và giáo viên

– Phó hiệu trưởng và giáo viên

-Y tế học đường

4/2020

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm và chấm ăn các lớp

– Lên thực đơn tuần thay đổi món thường xuyên

– Kiểm tra vệ sinh các lớp

– Nhắc nhở giáo viên thu tiền ăn bán trú

– Nhắc nhở kế toán kết sổ thu chi quỹ thu chi bán trú cuối tháng

– Dự giờ hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

– Kiểm tra chấm ăn các lớp

– Thực hiện lên dưỡng chất trên phần mềm Nutrikist

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm hằng ngày và chấm ăn

– Thay đổi thực đơn phong phú cho trẻ ăn hết suất

– Kiểm tra nhắc nhở thực hiện tốt

– Giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt

– Theo dõi giáo viên

– Lên dưỡng chất cân đối các nhóm thực phẩm đảm bảo trẻ ăn đủ chất

– Phó hiệu trưởng bán trú và các tổ kiểm phẩm

– Phó hiệu trưởng bán trú

– Giáo viên

– Nhân viên kế toán

– Ban giám hiệu và giáo viên

– Phó hiệu trưởng và giáo viên

-Y tế học đường

5/2020

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm và chấm ăn các lớp

– Lên thực đơn tuần thay đổi món thường xuyên

– Kiểm tra vệ sinh các lớp

– Nhắc nhở giáo viên thu tiền ăn bán trú

– Nhắc nhở kế toán kết sổ thu chi quỹ thu chi bán trú cuối tháng

– Dự giờ hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

– Kiểm tra chấm ăn các lớp

– Thực hiện lên dưỡng chất trên phần mềm Nutrikist

– Kiểm tra tình trạng thực phẩm hằng ngày và chấm ăn

– Thay đổi thực đơn phong phú cho trẻ ăn hết suất

– Kiểm tra nhắc nhở thực hiện tốt

– Giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt

– Theo dõi giáo viên

– Lên dưỡng chất cân đối các nhóm thực phẩm đảm bảo trẻ ăn đủ chất

– Phó hiệu trưởng bán trú và các tổ kiểm phẩm

– Phó hiệu trưởng bán trú

– Giáo viên

– Nhân viên kế toán

– Ban giám hiệu và giáo viên

– Phó hiệu trưởng và giáo viên

-Y tế học đường

VI. Tổ chức thực hiện

1. Phó hiệu trưởng:

– Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và triển khai kế hoạch thực hiện công tác bán trú .

-Phó hiệu thường xuyên giám sát và kiểm tra đôn đốc giáo viên và nhân viên thực hiện tốt công việc của mình theo kế hoạch của nhà trường đã quy định.

– Phó hiệu trưởng lên thực đơn thức ăn theo mùa, đảm bảo cân đối khẩu phần ăn của trẻ.

– Phân công giáo viên và nhân viên tiếp phẩm và kiểm phẩm.

– Kiểm tra chế biến thực phẩm.

-Kiểm tra các hồ sơ bán trú của các bộ phận

– Kiểm tra an toàn thực phẩm

    2. Đối cấp dưỡng

    – Vệ sinh bên trong bên ngoài nhà bếp sạch sẽ

– Lưu mẫu thức ăn hủy mẫu thức ăn

– Chế biến thức ăn đảm bảo bếp một chiều

– Sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp, đồ dùng sạch sẽ

– Phân chia thức ăn các lớp đầy đủ số lượng báo ăn

3. Đối với y tế

– Tính khẩu phần ăn của trẻ và theo dõi chế độ ăn của trẻ đối với trẻ béo phì và duy dinh dưỡng.

– Lưu mẫu thức ăn và hủy mẫu thức ăn.

-Kiểm tra kiểm phẩm .

– Kiểm tra vệ sinh

4. Đối với nhân viên kế toán

-Làm hồ sơ thu chi bán trú làm các chứng từ tiền ăn của trẻ theo cuối tháng  quyết toán ăn trong tháng

Trên đây là kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của bộ phận bán trú năm học 2019-2020 của trường  Mầm non Giồng Găng./.

Nơi nhận:

– HT(nắm);

           – GV, NV(t/h)

Lưu.BT.

    HIỆU TRƯỞNG                       Người lập kế hoạch