KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2019-2020

   PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MNGIỒNG GĂNG

                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 199/KH-MNGG-CM

               

                   Tân phước, ngày 18 tháng 9 năm 2019

               

                                                          KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019 2020

Căn cứ hướng dẫn số 669/HD-PGDĐT ngày 15tháng 8 năm 2019 của Phòng Giáo dục Đào tạo về việcHướng dẫn thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở;

Căn cứ Hướng dẫn số 793/PGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2019-2020;

Căn cứ kế hoạch số 189/KH-MNGG, ngày 17 tháng 9 năm 2019 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 -2020;

Căn cứ điều kiện và tình hình thực tế của đơn vị;

Nay bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019- 2020 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

– Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự nhiệt tình giúp đỡ của các bậc phụ huynh.

– Tập thể giáo viên 100% đạt chuẩn về chuyên môn và trên chuẩn. Nhiệt tình, chịu khó, có năng lực và trách nhiệm cao.

– Các cán bộ giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn và giảng dạy, giáo viên đã tự trang bị máy tính cho mình nên việc dạy trẻ đạt kết quả cao.

2. Khó khăn:

– Trường có 2 điểm phụ, còn học chung với Tiểu học, cơ sở vật chất còn thiếu nên công tác quản lí và đi lại của giáo viên gặp nhiều khó khăn nhất là trong mùamưa. Ở điểm chính chưa có hàng rào cố định chỉ có hàng rào bằng dây kẻm nên gặp khó khăn trong bảo quản cơ sở vật chất. Trường còn thiếu phòng chức năng. Bếp ăn chưa đáp ứng theo quy định còn tạm bợ.

Cơ sở vật chất tuy có sự đầu tư, tuy nhiên vẫn còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng.

– Đồ dùng phục vụ và trang thiết bị còn thiếu.

3. Học sinh

Nhóm, Lớp

Tổng số lớp

Tổng số

HS

Nữ

Bán trú

Ghi chú

Lớp

Tổng số HS

Nhóm 12-36 tháng

01

26

10

01

26

Mầm

01

37

11

01

37

Chồi

02

67

28

02

67

03

84

33

03

84

Ghép 3,4,5- tuổi

02

56

30

02

56

Tổng cộng:

09

270

112

09

270

4. Cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên

Tổng số: 27 người

+ CBQL:  03 người, Nữ: 03; Trình độ trên chuẩn 03

+ Nhân viên: 05 người, chia ra  ( Kế toán, Y tế,Nhân viên nấu ăn); (02 nhân viên nấu ăn và 01 bảo vệ).

– Trình độ: 02 sơ cấp, 01 trung cấp, 01 đại học  và  01 chưa qua bồi dưỡng.

Giáo viên: Tổng số: 19 GV ( Chính thức: 17 GV, 02 GV họp đồng)

+ Bán trú: 18 GV

+ 2 buổi/ngày: 01 GV  

+ Trình độ:

+ Đạt chuẩn: 03 GV

+ Trên chuẩn: 16 GV  

– Cơ sở vật chất

Số phòng học: 10 phòng

+ Hiện có: 08 phòng kiên cố; 02 phòng tạm.

+ Thiếu: phòng chức năng

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Công tác xây dựng đội ngũ

a. Yêu cầu

– Nhận thức được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho giáo viên là một việc làm cần thiết cho chính bản thân giáo viên cũng như cho nhà trường.

b. Chỉ tiêu

– Phó hiệu trưởng tham gia các lớp bồi dưỡng theo chuẩn của giáo viên mầm non;

– Giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn theo quy định.

c. Biện pháp

– Phó hiệu trưởng tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do cấp trên tổ chức.

– Điều tra đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trình độ lý luận chính trị của giáo viên và công nhân viên.

– Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn theo quy định.

– Dự giờ thăm lớp thường xuyên theo quy định của ngành học, tổ chức thao giảng 5 lĩnh vực, phát triển nhận thức, thể chất, tình cảm kĩ năng xã hội, ngôn ngữ, thẩm mĩ.

2. Công tác tuyên truyền

a. Yêu cầu

– Các bậc cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học của các cháu, kết hợp tốt với nhà trường trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

– Nhiệt tình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc đánh giá trẻ theo đúng khả năng của trẻ ở trường cũng như ở gia đình.

b. Chỉ tiêu

– 100% cha mẹ kết hợp tốt với nhà trường và giáo viên chủ nhệm lớp.

c. Biện pháp

– Tuyên truyền đối với các bậc phụ huynh phải thực hiện bằng nhiều hình thức, nội dung dễ hiểu và phải được thay đổi thường xuyên.

– Phối hợp với các ban ngành để thông tin tuyên truyền đến phụ huynh cách dạy con theo khoa học và các thông tin khác về ngành.

3. Công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ:

3.1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

– Quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non.

– Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.

– Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá các lớp trong việc triển khai thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻvà chỉ đạo có biện pháp khắc phục.

3.2. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

– Quán triệt đến toàn thể giáo viên nội dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình, tập huấn, hỗ trợ giáo viên tổ chức thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa. Hướng dẫn các giáo viên phát triển chương trình giáo dục phù hợp với hình thức thực tế của lớp của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ. Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục. kỹ năng phù hợp với lứa tuổi trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo.

– Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trong các cơ sở giáo dục mầm non đã ban hành kèm theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện đổi mới phương pháp, tăng cường thực hiện nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non theo hướng lồng ghép, tích hợp với các giáo dục khác trong Chương trình giáo dục mầm non; Tăng tỷ lệ cơ sở giáo dục mầm non có sân chơi, phòng học giáo dục thể chất, trang bị đủ thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ theo quy định; giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em; nhân rộng điển hình kết quả thực hiện tốt của chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.

– Tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng.

– Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện bảo đảm Quyền trẻ em ở tất cả các lớp. Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với trẻ khuyết tật (nếu có), phối hợp với các ban ngành ở địa phương thực hiện cấp Giấy xác nhận khuyết tật của trẻ. Thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động chung của lớp, đảm bảo thực hiện giáo dục hòa nhập có chất lượng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp mọi người, cộng đồng nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng.

– Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ làm cơ sở cho việc xây dựng và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Tiếp tục hướng dẫn thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo đúng mục đích hỗtrợ thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.

4. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

a. Yêu cầu

– Giáo viên phải biết xây dựng kế hoạch năm học đảm bảo nội dung chương trình giáo dục mầm non theo từng độ tuổi. Đối với giáo viên dạy lớp 5 tuổi phải biết kết hợp Bộ chuẩn vào chương trình giáo dục trẻ cho phù hợp trẻ, với tình hình lớp mình phụ trách.

– Xây dựng chương trình theo hướng tích hợp lấy trẻ làm trung tâm.

– Kết hợp hài hoà giữa chăm sóc và giáo dục.

b. Chỉ tiêu

– 100% giáo viên áp dụng tốt chương trình giáo dục mầm non, biết sáng tạo cập nhật kiến thức kỹ năng tổ chức các hoạt động vào việc chăm sóc giáo dục trẻ theo từng độ tuổi.

c. Biện pháp

– Giúp giáo viên nắm được mục tiêu giáo dục trẻ theo từng độ tuổi.

– Hướng dẫn giáo viên phải biết dựa vào khả năng phát triển của trẻ, của trẻ lớp mình, số lượng trẻ trong lớp, nhu cầu hứng thú, kinh nghiệm của trẻ, cơ sở vật chất, phòng nhóm, lớp, sân chơi và thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi, tài liệu đã có để chọn những nội dung giáo dục phù hợp.

Giúp giáo viên hiểu và có thể lồng ghép các lĩnh vực vào tiết học một cách nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Các hoạt động trong ngày cần lưu ý sắp xếp tích hợp một cách tự nhiên, linh hoạt và thực hiện xuyên suốt trong chủ đề. Cần khắc phục tình trạng cô nói nhiều, làm hộ trẻ. Nên kích thích trẻ suy nghĩ thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, khích lệ trẻ suy nghĩ và chia sẻ ý kiến và đặt câu hỏi, tăng cường các công tác hoạt động trải.

4.1. Đối với khối trưởng

a. Yêu cầu

– Chức năng: Tổ trưởng phải đi sâu nghiên cứu chương trình đánh giá bộ chuẩn cho trẻ 5 tuổi, làm đồ dùng theo đúng theo thông tư 02 và phương pháp tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non đã quy định.

– Nhiệm vụ: Quản lý trực tiếp giáo viên của tổ.

– Tổ chức thực hiện các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục trẻ xây dựng các đề tài sáng kiến kinh nghiệm áp dụng thực tế vào giảng dạy.

– Giúp đỡ giáo viên soạn giảng chuẩn bị đồ dùng khi đến lớp.

– Hướng dẫn giáo viên rút kinh nghiệm trong giảng dạy và học hỏi tiết dạy hay những mẫu đồ dùng đẹp và sáng tạo.

b. Chỉ tiêu

– Tổ trưởng quản lý tốt việc thực hiện chuyên môn của khối mình theo đúng quy định.

– Tổ trưởng luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình, giúp đỡ đồng nghiệp trong khối hoàn thánh tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.

c. Biện pháp

– Xây dựng nề nếp, lịch hoạt động của khối.

– Xây dựng kế hoạch năm, tháng, chủ đề và kế hoạch đánh giá trẻ theo bộ chuẩn.

– Đánh giá tình hình hoạt động của khối năm qua về giảng dạy (giáo viên xếp loại gì)

+ Kết quả của trẻ ( các phong trào)

+ Nhiệm vụ của tổ (nêu ngắn gọn thuận lợi , khó khăn)

+ Nhiệm vụ của tổ năm nay.

+ Lịch tiến trình các công tác lớn.

4.2. Đối với giáo viên

a. Yêu cầu

– Giáo viên phải biết và định hướng được công việc mình cần làm gì cho hoạt động chuyên môn, đối với giáo viên dạy lớp 5 tuổi ngoài đánh giá trẻ theo chủ đề, nhận xét trẻ hàng ngày, đánh giá trẻ theo bộ chuẩn trẻ 5 tuổi, giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu xây dựng bài tập đánh giá trẻ cho phù hợp với quá trình phát triển của trẻ.

– Nêu rõ nội dung công việc và có sự sáng tạo khi thực hiện các hoạt động chuyên môn.

b. Chỉ tiêu

– Thực hiện sổ sách hồ sơ, sổ sách gồm 4 loại:

1. Sổ kế hoạch giáo dục trẻ em

2. Sổ theo dõi ( điểm danh, theo dõi sức khỏe, theo dõi đánh giá trẻ theo bộ chuẩn)

3. Sổ chuyên môn: ( dự giờ, tham quan học tập, ghi chép các nội dung sinh hoạt chuyên môn)

4. Sỗ theo dõi tài sản của nhóm lớp, trẻ mẫu giáo.

– Công tác dự giờ, hội giảng của trường, thao giảng của tổ phải tham gia đầy đủ theo quy định.

c. Biện pháp

– Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở giáo viên thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định, soạn giáo án duyệt trước một tuần, làm đồ dùng phục vụ tiết dạy đầy đủ.

– Kiểm tra, dự giờ bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giáo viên, tổ chức thao giảng, hội giảng để giáo viên trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyênmôn cho giáo viên trong trường.

         III. CHỈ TIÊU CÁC PHÒNG TRÀO CẦN ĐẠT

          Tham gia đầy đủ các hội thi do cấp trên tổ chức.

          Có kế hoạch bồi dưỡng trẻ ngay từ đầu năm học, tuyển chọn đúng chất lượng, đủ tiêu chuẩn

        1. Chỉ tiêu cần đạt

        *  Hội thi của học sinh:

        +  Hội thị bé khỏe bé ngoan

        – Cấp trường tháng 03/2019; đạt 100%

        – Cấp Huyện tháng 5/2020; đạt 100%

        + Hội thi BKT

– Cấp trường: tháng 01/2020: đạt 6 trẻ

– Cấp huyện : tháng 03/2020 : đạt 01 giải nhất; 02 giải nhì và 03 giải 3.

– Cấp tỉnh: tháng 05/ 2020 : Đạt 01 giải 3.

+ Hội thi bé vui giao thông

– Cấp trường tháng 02/2020 : chọn 01 đội

– Cấp huyện tháng 04/2020 : Đạt giải nhất

– Cấp tỉnh tháng 05/2020: Đạt giải nhì.

+ Hội thi hội khỏe măng non:

– Cấp trường tháng 3/2020 chọn 01 đội

– Cấp huyện tháng 4/2020: Đạt giải nhất

– Cấp tỉnh tháng 5/2020 : Đạt giải 3

          2. Biện pháp:

Giáo viên chủ nhiệm lớp đầu năm chọn những cháu có năng khiếu bồi dưỡng ngay từ đầu năm học.

Khuyến khích giáo viên ôn luyện cho các cháu tham gia các hội thi do Phòng giáo dục tổ chức.

Giao chỉ tiêu cho giáo viên chủ nhiệm lớp đưa vào xét thi đua khen thưởng cuối năm.
          Tổ chức hướng dẫn giáo viên phương pháp, kỹ năng viết chuyên đề khoa học để các chuyên đề đạt chất lượng và hiệu quả cao, chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp trường. Cương quyết xử lý các trường hợp sao chép chuyên đề dưới mọi hình thức.
          Biểu dưỡng những chuyên đề kinh nghiệm được xếp loại Tốt, đưa vào thực tế áp dụng.

         3. Tổ chức thực hiện

        Các lớp có nhiệm vụ theo dõi chọn lọc những trẻ có năng khiếu để ôn luyện cho trẻ.

       – Tổ chuyên môn sẽ tổ chức hội thi của bé cấp trường, sau đó chọn những trẻ hoặc tập thể đạt giải cao nhất để tham gia hội thi cấp huyện.

      4. Hội thi “ Giáo viên dạy giỏi”

       Hội thi GVDG vòng trường : Đạt 09/11 GV; Tỷ lệ: 81%

– Hội thi GVDG cấp huyện: Đạt 03/03 GV; Tỷ lệ 100%

– Hội thi GVDG cp tỉnh : Đạt 01/01 GV; Tỷ lệ 100%

       – Hội thi viết SKKN đạt : 60% Trở lên

 5. Biện pháp  

 – Bồi dưỡng kiến, kỹ năng cho giáo viên thông qua các buổi dự giờ. Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và tuyên truyền viên giỏi cấp trường để giáo viên tham gia học hỏi đồng nghiệp trong trường.

 6. Tổ chức thực hiện

 – Tổ chuyên môn sẽ xây dựng kế hoạch hội thi giáo viên dạy giỏi, kế hoạch tuyên truyền viên giỏi sau đó sẽ triển khai lại những nội dung và hình thức, đối tượng đủ điều kiện tham gia hội thi.

– Tháng 12/2019 trường sẽ tổ chức thi vòng trường, sau đó trường sẽ lấy kết quả cao để chọn lọc 3 giáo viên thi vòng huyện, phó hiệu trưởng chuyên môn và hai tổ trưởng sẽ xây dựng tiết dạy và hỗ trợ các giáo viên tham gia hội thi vòng huyện.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với phó hiệu trưởng.

Phó hiệu trưởng căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ năm học của của hiệu trưởng xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học của mình đề ra nội dung, yêu cầu cụ thể cho từng tổ. Đưa kế hoạch, nội dung đã xây dựng để thảo luận từ đó đi đến thống nhất và định hướng chung cho toàn trường thực hiện.

– Phó hiệu trưởng thường xuyên tham mưu với hiệu trưởng để kế hoạch thực hiện tốt hơn.

2. Đối với tổ khối trưởng tổ chuyên môn.

– Tổ trưởng căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học của chuyên môn trường để lập kế hoạch chuyên môn cho tổ mình, phổ biến kế hoạch đến từng giáo viên, nhắc nhở giáo viên trong khối thực hiện tốt tiến trình.

3. Đối với giáo viên.

– Giáo viên căn cứ vào kế hoạch của tổ khối trưởng để xây dựng kế hoạch chi tiết cho nhóm lớp mình phụ trách.

– Giáo viên cần bám sát vào chương trình giáo dục mầm non do bộ giáo dục và đào tạo quy định để vận dụng vào công tác giảng dạy của mình.

Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 của đơn vị trường mầm non Giồng Găng./.

                                                                           

 Nơi nhận:                                                                                                                                            

Hiệu trưởng ( nắm);                     HIỆU TRƯỞNG              NGƯỜI LÊN KẾ HOẠCH                                                                                    

– CBGV: ( T/h);

– Lưu: CM.

                                         

                        Bùi Thị Trinh                       Đỗ Thị Duyên Ngân