Bài truyền thông phòng chống bệnh Sốt Xuất Huyết
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi vằn truyền. Hiện nay bệnh vẫn không có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng nên có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mọi người đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn.Đồng Tháp nói chung xã Tân Phước nói riêng là vùng có nguy cơ cao về sốt xuất huyết Dengue,, hàng năm có rất nhiều trường hợp mắc bệnh bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở khu vực nông thôn từ tháng 4-5 và tăng cao từ các tháng 8 – 9, đỉnh dịch vào tháng 10 – 11 hàng năm.. Bệnh hay gặp tại các khu vực dân cư đông đúc,vườn ao rậm rạp có nhiều nước đọng.Và thói quen chứa nước mưa của người dân. Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm ca bệnh, điều trị đúng và kịp thời sẽ hạn chế được số ca tử vong.
Phòng bệnh Sốt xuất huyết: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengur gây ra, được truyền từ người này sang người khác bởi muỗi vằn Aedes aegypti. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất là lúc sáng sớm và chiều tối, Muỗi thường đẻ trứng trong nước sạch như nước sinh hoạt, nước bình cấm hoa…
- Dấu hiệu phát hiện bệnh sớm:
– Sốt cao đột ngột liên tục từ 2-7 ngày, uống thuốc hạ sốt thì giảm, sau đó lại sốt lại.
– Xuất huyết: Chấm xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nước răng, đi cầu ra máu, rong kinh….
– Đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, khớp, nôn.
– Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh:Cần đưa đến ngay bệnh viện khi có một trong các dấu hiệu sau:
+ Bứt rứt, vật vã hoặc li bì.
+ Bàn tay, chân lạnh.
+ Tiểu ít
+ Đau bụng
+ Đi cầu ra máu
+ Da nổi màu bầm, môi tím lai
+ Ói.
- Cách phòng bệnh:
* Diệt lăng quăng, diệt muỗi: bằng cách loại bỏ nơi sinh sản của muỗi
– Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, vỏ dừa…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
– Thay nước, súc rửa chum, lu, vại hàng tuần
– Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát)
– Thả cá bảy mầu vào tất cả các vật chứa nước trong nhà .
– Dọn dẹp nhà cửa thoáng mát, tổng vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi vào không gian.
* Phòng chống muỗi đốt:
– Mặc quần áo dài tay
– Ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày
– Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
– Dùng cửa sổ, cửa ra vào có lưới hoăc dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi
– Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt cho người lành .Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyêt Dengue là Aedes aegypti và Aedes albopictus – còn gọi là muỗi vằn. Diệt muỗi, đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy là biện pháp tốt nhất phòng bệnh sốt xuất huyêt Dengue.Muỗi vằn (hay còn gọi là muỗi hoa) truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue là loài muỗi ưa thích đốt hút máu người nên thường sống trong nhà và đậu nghỉ ở chỗ ẩm, tối hoặc các vật dụng có mùi mồ hôi người như trong nhà vệ sinh, buồng tắm, quần áo mặc dở, mũ xe máy, mũ len, mũ vải, rèm, giá sách. Muỗi có thể đốt người cả ngày nhưng thường nhiều hơn vào sáng sớm hoặc chiều tối.Muỗi vằn thường đẻ trứng ở các đồ vật chứa nước sạch trong và xung quanh nhà như: bể, thùng, xô chậu chứa nước ăn; bể chứa nước rửa, nước dội nhà vệ sinh; các bể cảnh, hòn non bộ, chậu cây cảnh, lọ hoa có nước; các phế liệu phế thải đọng nước mưa…. Vào mùa hè hay mùa mưa nhiều, độ ẩm và nhiệt độ cao, có nhiều ổ nước đọng cùng với những dụng cụ tích trữ nước ăn, nước sinh hoạt là điều kiện thuận lợi cho các loại muỗi phát triển, trong đó có loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngọc