PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc) là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Vì vậy để chủ động trong việc phòng chống dịch Ban sức khoẻ trường Mầm non Giồng Găng triển khai tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh của trường các dấu hiệu nhận biết cùng với cách phòng bệnh đau mắt đỏ.
Cách điều trị và đề phòng đau mắt đỏ ở trẻ em không phải các bậc phụ huynh nào cũng biết, đau mắt đỏ là một bệnh rất dễ lây lan do lây qua đường hô hấp. Bệnh dễ chữa nếu cha mẹ phát hiện sớm và điều trị cho con đúng phương pháp. Tuy nhiên, nếu bệnh phát hiện muộn và chữa trị sai, dễ để lại hậu quả khó lường như con có thể mù mắt vĩnh viễn. Ban y tế nhà trường sẽ giới thiệu đến các bậc phụ huynh và các học sinh cách điều trị, đề phòng đau mắt đỏ ở trẻ em sao cho đúng cách.
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc) là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Vì vậy để chủ động trong việc phòng chống dịch Ban sức khoẻ trường THCS Ba Đình triển khai tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh của trường các dấu hiệu nhận biết cùng với cách phòng bệnh đau mắt đỏ.
1. Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng… Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
2. Triệu chứng
– Mắt đau, cộm, cảm giác như có cát trong mắt.
– Chảy nước mắt và có nhiều rỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt khó mở.
– Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai.
– Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).
– Thị lực hầu như không ảnh hưởng.
3. Cách phòng bệnh
Để chủ động phòng bệnh, cộng đồng cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:
1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch.
2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.
3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân.
4. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân dễ bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, kính mắt.
5. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.
6. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.