KẾ HOẠCH PHỤC HỒI DINH DƯỠNG HẠN CHẾ TĂNG CÂN VÀ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE CHO TRẺ BÉO PHÌ NĂM HỌC 2021-2022

 

          UBND HUYỆN TÂN HỒNG            TRƯỜNG MN GIỒNG GĂNG  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 20/KH-MNGG                     Tân Hồng, ngày 05 tháng 10 năm 2022

KẾ HOẠCH

Phục hồi trẻ bị suy dinh dưỡng, hạn chế trẻ tăng cân

và đảm bảo sức khỏe cho trẻ béo phì

Năm học 2021 – 2022

Căn cứ kế hoạch số: 199/KHYT-MNGG ngày 28 tháng 9 năm 2021 kế hoạch hoạt động y tế trường học năm học 2021 – 2022.

Căn cứ Kế hoạch số 322/KH-MNGG ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Trường Mầm non Giồng Găng về việc Truyền thông giáo dục sức khỏe cho trẻ năm học 2021-2022;

Trường Mầm non Giồng Giồng xây dựng kế hoạch Phục hồi trẻ bị suy dinh dưỡng, hạn chế trẻ tăng cân và đảm bảo sức khỏe cho trẻ béo phì trong năm học 2021 – 2022 gồm các nội dung cụ thể như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Tuyên truyền đến phụ huynh các kiến thức cơ bản trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm phòng chống trẻ bị suy dinh dưỡng, phục hồi trẻ bị suy dinh dưỡng, tăng cân béo phì.

Giúp trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, trẻ bị béo phì được phục hồi sức khỏe, có thể lực tốt tham gia tích cực các hoạt động của trường và tiếp thu kiến thức được tốt hơn.

Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trẻ trong công tác phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, tăng cân béo phì.

  1. NỘI DUNG

Để nắm được tình trạng sức khoẻ, thể lực của trẻ đầu năm học, nhân viên y tế trường phối hợp giáo viên phụ trách lớp tiến hành cân đo chấm biểu đồ, đo trẻ quí I vào tháng 9/2021, kết quả cụ thể như sau:

Tổng số trẻ được cân, đo: 250/250 trẻ, tỉ lệ 100% trong đó:

Tổng số trẻ bị suy dinh dưỡng: (có danh sách kèm theo)

+ Suy dinh dưỡng nhẹ cân: 4/250 trẻ, tỉ lệ: 1.6%

+ Suy dinh dưỡng thấp còi: 4/250 trẻ, tỉ lệ: 1.6%

Từ những kết quả như trên, y tế trường xây dựng kế hoạch phòng chống, phục hồi trẻ suy dinh dưỡng, hạn chế tốc động tăng cân, đảm bào sức khoẻ cho trẻ tăng cân như sau:

  1. Phục hồi trẻ bị suy dinh dưỡng.

1.1. Ở gia đình: tuyên truyền đến phụ huynh một số nội dung sau:

Chế độ ăn: Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Nên ăn thêm bữa phụ ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối…, vì làm như vậy trẻ đỡ chán ăn.

Tăng cường chất dinh dưỡng: Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng trẻ phải ăn cả xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.

Lưu ý, không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ “ngang dạ” không muốn ăn bữa chính.

Ngoài ra khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng), nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là “thuốc bổ” nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Cách chăm sóc trẻ: Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, trẻ phải được giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng. Nhắc nhở CMHS trẻ kết hợp cùng nhà trường hướng dẫn trẻ thực hiện tốt kỷ năng rửa tay xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và những khi bị bẩn.

Thường xuyên cho trẻ tập thể dục, tham gia các hoạt động phù hợp với sức khỏe của trẻ.

Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viên đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.

Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ăn không là nguồn gây bệnh.

1.2. Ở trường

Cho trẻ tham gia các hoạt động phù hợp với thể lực, độ tuổi của trẻ.

Xây dựng thực đơn phù hợp với khẩu vị, lứa tuổi của trẻ

Động viên trẻ ăn hết suất, uống sữa hết phần.

Động viên trẻ ăn nhiều loại thực phẩm, trái cây.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu chế biến thức ăn cho trẻ.

Phối hợp với phụ huynh xây dựng chế độ ăn cho trẻ.

  1. Hạn chế trẻ tăng cân và đảm bảo sức khỏe cho trẻ béo phì.

2.1. Ở gia đình: tuyên truyền đến phụ huynh một số nội dung sau:

Duy trì cho trẻ uống sữa hàng ngày. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể đổi sữa béo qua sữa không béo.

Cho trẻ ăn thịt nạc, các món ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp, nướng, trách chiên xào.

Cho trẻ ăn chung với gia đình, tránh làm thức ăn riêng biệt cho trẻ tạo cho trẻ có cảm giác bị phân biệt, bị cô lập, khi lấy thức ăn cho trẻ nên khéo léo bớt nước váng béo, thịt mỡ, cắt bánh ít kem….

Tập cho trẻ ăn được nhiều rau, các bữa ăn vặt dùng trái cây thay cho bánh kẹo, nước ngọt.

Chuẩn bị sẵn cho trẻ các bữa ăn nhỏ bằng các loại thức ăn ít năng lượng như trái cây, sữa không béo, khoai, bắp…. tránh để trẻ quá đói ăn nhiều vào một bữa dễ dẫn đến tích lũy mỡ.

Chú trọng bữa ăn sáng, không cho trẻ ăn quá no vào buổi chiều tối.

Cho trẻ thường xuyên hoạt động thể lực: Khuyến khích trẻ tham gia các trò vận động hoặc gia tăng hoạt động thường ngày giúp trẻ có một lối sống năng động, nhanh nhẹn, hoạt bát. Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động như trốn tìm, chuyền bóng….Hãy giúp trẻ lựa chọn môn  thể thao mà trẻ ưa thích và tạo điều kiện để trẻ theo đuổi việc tập luyện.

Hạn chế giờ trẻ thụ động nằm, ngồi, như xem tivi, chơi game dưới một giờ mỗi ngày, không cho trẻ ngồi lâu một chỗ.

Tập cho trẻ làm một số công việc ở nhà phụ giúp gia đình, nhà trường: dọn dẹp đồ chơi, tưới cây, quét sân, dọn bàn ăn.

Cho trẻ đi bộ bất cứ lúc nào, nơi nào có thể: lên xuống cầu thang, dẫn đi bộ đến lớp, đi bộ trong sân trường.

2.2. Ở trường

Cho trẻ tham gia các trò chơi vận động một cách tích cực.

Tạo niềm thích thú cho trẻ đối với các hoạt động thể dục. Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục như đi bộ, chạy, nhảy, đá bóng…………..

Hướng dẫn trẻ sống năng động, tham gia làm các công việc ở nhà, ở trường phù hợp với độ tuổi: Thu dọn, sắp xếp đồ chơi, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc vừa sức trẻ…

Cô động viên, nhắc nhở trẻ: Không uống các loại nước ngọt có ga, hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem sữa đặc có đường, không ăn nhiều vào lúc tối trước khi đi ngủ.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thực hiện bắt đầu trẻ đi học lại đến kết thúc năm học.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Đối với giáo viên:

Giáo viên xây dựng kế hoạch tuyên truyền phòng chống trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì đến phụ huynh học sinh vào các thời điểm đón, trả trẻ.

               Tuyên truyền ở các bản tin lớp, lồng  ghép vào các cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, giữa năm.

               Chú ý khẩu phần ăn của những bé suy dinh dưỡng và béo phì, kết hợp thể dục và vận động trên lớp.

  1. Đối với y tế:

Lựa chọ các nội dung, hình ảnh trẻ bị suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì… Trang trí ở các bản tin tuyên truyền của nhà trường và lớp học, tuyên truyền bằng hình thức loa phát thanh học đường.

Cân đối dinh dưỡng khẩu phần ăn những trẻ suy dinh dưỡng và béo phì.

Theo dõi cân nặng và tình trạng dinh dưỡng để thông tin đến gia đình.

Trên đây là kế hoạch Phục hồi trẻ bị suy dinh dưỡng, hạn chế trẻ tăng cân và đảm bảo sức khỏe cho trẻ béo phì của Trường MN Giồng Găng  trong năm học 2021-2022./

Nơi nhận:– Hiệu trưởng (b/c);- CB-GV-NV (t/h);- Lưu VT, Ngọc(2). HIỆU TRƯỞNG

 

Bùi Thị Trinh

Người lập kế hoạch                Y TẾ HỌC ĐƯỜNG

                                                Nguyễn Thị Bích Ngọc