KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

    PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MNGIỒNG GĂNG                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 

Số 136/KH-MNGG-CM

               

                    Tân phước, ngày 13 tháng 9 năm 2017

                 

                                                            KẾ HOẠCH

                              THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017- 2018

Căn cứ công văn số 259/HD-PGDĐT ngày 23 tháng 8 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Hồng về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2017-2018;

Căn cứ kế hoạch số 135/KH-MNGG ngày 12 tháng 9 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo vụ Mầm non năm học 2017 -2018;

Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị trường mầm non Giồng Găng lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017-2018 như sau:

I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

  1. Thuận lợi:

– Trường được Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã quan tâm chỉ đạo sâu sát, các ban ngành đoàn thể ở địa phương giúp đỡ nhiệt tình trong công vận động học sinh đến trườn

– Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình.

– Lãnh đạo trường phân chia nhóm, lớp theo đúng độ tuổi và phù hợp với từng giáo viên.

– Sự hổ trợ nhiều mặt của Phòng giáo dục và cả cộng đồng.

– Đươc sự ủng hộ tin tưởng của các bậc phụ huynh.

– Các cán bộ giáo viên đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin cho việc soạn và giảng dạy, giáo viên đã tự trang bị máy tính cho mình nên công tác dạy học cho trẻ đạt kết quả cao.

  1. Khó khăn:

– Trường có 2 điểm phụ, còn học chung với Tiểu học và phòng học chưa phù hợp, cơ sở vật chất còn thiếu nên công tác quản lí và đi lại của giáo viên gặp nhiều khó khăn nhất là trong mùa mưa. Ở điểm chính chưa có hàng rào cố định chỉ có hàng rào bằng dây kẻm nên gặp khó khăn trong bảo quản cơ sở vật chất. Trường còn thiếu phòng chức năng và bếp ăn một chiều phục vụ cho cháu.

– Đời sống của nhân dân còn nghèo, đa số chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ trước tuổi học nên công tác vận động trẻ học bán trú, công tác xã hội hóa giáo dục còn rất khó khăn và hạn chế, đặc biệt là thu các loại quỹ.

– Trang bị đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 của cô và trẻ chưa đủ theo quy định chỉ đạt 90%.

– Trường còn thiếu nhiều giáo viên nên công tác giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn

  1. Học sinh
Nhóm, Lớp Tổng số lớp Tổng số

HS

Nữ Bán trú Ghi chú
Lớp Tổng số HS
Nhóm 12-36 tháng 01 26 14 01 26  
3 99 53 03 99  
Mầm 01 49 25 01 49  
Chồi 02 68 35 02 68  
Ghép 3,4,5- tuổi 02 68 33 02 68  
Tổng cộng: 9 310 160 09 310  

 

  1. Cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên

– Tổng số: 22 người

+ CBQL:  03 người, Nữ: 03; Trình độ trên chuẩn 03

+ Nhân viên: 05 người, chia ra  (Kế Toán, Y tế, Cấp Dưỡng); (02 cấp dưỡng và 01 bảo vệ).

– Trình độ: 02 sơ cấp, 01 trung cấp, 01 đại học  và  01 chưa qua bồi dưỡng.

–  Giáo viên: Tổng số: 16 GV ( Chính thức: 13 GV, Hợp đồng 03 GV)

+ Bán trú: 14 GV

+ 2 buổi/ngày: 02 GV

+ Trình độ:

+  Đạt chuẩn: 03 GV; + Trên chuẩn: 13 GV

– Cơ sở vật chất

– Số phòng học: 09 phòng

+ Hiện có: 07 phòng kiên cố;  02 phòng tạm.

+ Thiếu: phòng chức năng

II. NHIỆM VỤ CHUNG:

– Năm học 2017 – 2018 “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.

– Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên, tự giác trong nhà trường. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

          – Chủ động tích cực bồi dưỡng kiến thức sâu hơn nữa về công nghệ thông tin để tiếp tục thực hiện tốt chủ đề : “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.”

– Tổ chức và tạo điều kiện cho 100% Giáo viên được tham gia học tập các Chỉ thi, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của ngành học để nắm bắt và hiểu sâu sắc, thấm nhuần đường lối,chủ trương của Đảng, Nhà nước để từ đó xác định nhiệm vụ, vai trò trách nhiệm của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

– Tiếp tục tuyên truyền giáo dục học tập, bồi dưỡng quán triệt trong đội ngũ giáo viên về đạo đức lương tâm nghề nghiệp, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ trong các hoạt động Chăm sóc – Giáo dục trẻ .

– Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, đưa nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên cho

– Phát triển mạng lưới trường lớp, đẩy mạnh các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu đông dân cư. Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho vùng khó khăn; đẩy mạnh xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình đăng ký năm 2019.

– Tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, duy trì tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo tiêu chuẩn PCGDMNTNT. Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ trong địa bàn xã: trẻ nhà trẻ đạt 35,75 %; trẻ mẫu giáo đạt 93 %.

– Tiếp tục củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng quy hoạch, xây dựng trường, lớp mầm non ở khu đông dân cư đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.

– Tiếp tục triển khai thực hiện QĐ số 16/ 2008/ BGD&ĐT về đạo đức Nhà giáo gắn với nội dung cuộc vận động : “Dân chủ- Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm”. Cuộc vận động : “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”với thực hiện nghiêm túc việc đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng  giáo viên theo QĐ số 02/BGD & ĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

– Tiếp tục thực hiện quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

– Tích cực duy trì  tham gia phong trào : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”trong CB,GV- NV nhà trường, xây dựng môi trường Giáo dục mầm non đạt chuẩn Xanh- Sạch- Đẹp, an toàn và thân thiện.

–  Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên để kịp thời có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nồng cốt và giáo viên còn yếu.

–  Phát huy tinh thần đoàn kết, làm chủ tập thể, tương thân tương ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, xây dựng tập thể nhà trường “Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm”.

III. KẾ HOẠCH CÁ NHÂN CẢ NĂM

          A . YÊU CẦU – BIỆN PHÁP

  1. Yêu cầu:

– Xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ.

– Xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng độ tuổi.

– Triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho các nhóm,lớp trong toàn trường.

– Tiếp tục thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi  học 2 buổi/ ngày

– Thực hiện tốt việc đánh giá sự phát triển của trẻ theo bộ chuẩn, và đưa các chỉ số vào các chủ đề cho phù hợp.

– Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện các chuyên đề đã được triển khai của PGD cho toàn thể giáo viên trong trường nắm rõ.

– Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện lồng ghép nội dung “Giáo dục bảo vệ môi trường”, giáo dục trẻ về các kỹ năng sống, giáo dục trẻ về Biển đảo vào trong các hoạt động trong trường mầm non ; Lồng ghép nội dung “ Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

– Triển khai và chỉ đạo phong trào thi đua : “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

– Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc- nuôi dưỡng- giáo dục trẻ thông qua các chuyên đề.

– Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, các hoạt động, các phong trào có nề nếp và hiệu quả.

– Tổ chức tốt các hội thi của giáo viên và học sinh vòng cơ sở. Để tham gia hội thi các cấp đạt kết quả.

  1. Biện pháp thực hiện

– Lên kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho từng nội dung công việc, kế hoạch cả năm học, kế hoạch giáo dục, kế hoạch hàng tháng, tuần, ngày.

– Làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra. Đôn đốc nhắc nhở, tạo điều kiện giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Có biện pháp bồi dưỡng giáo viên nồng cốt và giáo viên yếu bằng nhiều hình thức.

– Phát động  và tổ chức tốt các phong trào thi đua và các hội thi trong năm học

– Triển khai kế hoạch thực hiện chuyên môn, thực hiện các lĩnh vực và một số nội dung khác 100% giáo viên thực hiện

– Chỉ đạo thực hiện đúng chương trình Giáo dục mầm non cho các nhóm, lớp

– Chỉ đạo tất cả các GV phổ cập cho trẻ 5 tuổi  học 2 buổi/ ngày.

– Hướng dẫn các GV thực hiện đánh giá các chỉ số theo bộ chuẩn trẻ 5 tuổi.

– Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ thông qua các lĩnh vực

– Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực cần đi sâu; Bồi dưỡng kiến thức, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các lĩnh vực phát triển của trẻ

– Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động, cách tạo môi trường cho trẻ

– Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi và viết sáng kiến kinh nghiệm phục vụ cho các lĩnh vực .

– Xây dựng nội dung tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường trong trường mầm non và nội dung Giáo dục

– Lên kế hoạch nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chuyên đề trong năm phù hợp và chỉ đạo thực hiện trong quá trình Chăm sóc – giáo dục trẻ sáng tạo, phù hợp.

– Phát động phong trào sưu tầm câu chuyện, bài hát, bài thơ có nội dung phong phú về Giáo dục bảo vệ môi trường

– Duy trì các phong trào “ Tự học- Tự rèn” trong GV nhằm nâng cao trình độ và năng lưc sư phạm cho đội ngũ ; Phong trào làm ĐDĐC tự tạo phục vụ cho giảng dạy và vui chơi.

– Đôn đốc kiểm tra việc soạn giảng của giáo viên : Kế hoạch giảng dạy kiểm tra và duyệt giáo án vào thứ 6 hàng tuần để kịp thời điều chỉnh.

– Tổ chức dự giờ thường xuyên theo kế hoạch, đột xuất, có đánh giá rút kinh nghiệm. Có kế hoạch bồi dưỡng GV giỏi và GV yếu.

– Xây dựng, tổ chức các tiết dạy thao giảng, chuyên đề hàng tháng.

  1. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

– Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo thời gian, nội dung, đối tượng từ đó có kế họach bồi dưỡng cụ thể cho giáo viên.

  1. 1. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay.
  2. 2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của Bộ GD& ĐT. Đổi mới hình thức tổ chức các sân chơi, ngày hội, ngày lễ trong nhà trường nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành các kỹ năng cần thiết cho trẻ.
  3. Coi trọng công tác khảo sát, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các chuyên đề trong năm, nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
  4. 4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục, quản lý chặt chẽ, hiệu quả của các hoạt động chuyên môn trong nhà trường.
  5. 5. Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý dạy và học.
  6. Nâng cao chất lượng các hoạt động; góc thư viện các lớp, khai thác sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị để phục vụ tốt cho công tác giáo dục trẻ.
  7. CHỈ TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP
  8. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng với yêu cầu đổi mới giaó dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay
  9. Chỉ tiêu:

+ Trình độ chuyên môn:

– 100% giáo viên đứng lớp đạt trình độ trên chuẩn.

+ Tay nghề:

– 60- 70% giáo viên có tay nghề được xếp loại tốt.

– 30- 40% giáo viên có tay nghề được xếp loại khá.

  1. Giải pháp:

– Ngay từ đầu năm xây dựng nội dung, kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, chi tiết. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào các vấn đề sau:

– Hướng dẫn hồ sơ sổ sách chuyên môn cho tất cả giáo viên trong toàn trường.

–  Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo từng độ tuổi.

–  Hướng dẫn thực hiện bộ chuẩn phát triển cho trẻ em 5 tuổi.

– Công tác nghiệp vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

+  Hình thức thực hiện:

– Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn, các chuyên đề do Phòng giáo dục; Sở giáo dục tổ chức.

– Tổ chức các buổi học tập chuyên môn tại trường, đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung của chuyên môn cần thực hiện trong năm học để giáo viên nắm  bắt, đồng thời đưa ra những vấn đề  mà giáo viên còn gặp khó khăn, hạn chế, trong quá trình triển khai thực hiện ở năm học trước. Tổ chức thảo luận để tìm ra biện pháp khắc phục năm học mới.

– Tổ chức cho giáo viên được trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau thông qua các buổi thực hành trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, dự thao giảng.

– Tăng cường thăm lớp, kiểm tra, dự giờ các hoạt động giáo dục để phát hiện kịp thời những hạn chế, tồn tại của giáo viên từ đó có kế hoạch bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng.

– Đặc biệt quan tâm, bồi dưỡng những giáo viên mới, giáo viên yếu kém, tạo nhiều cơ hội để được tham gia học tập, dự giờ đồng nghiệp, được hướng dẫn những kỹ năng tổ chức các hoạt động  giáo dục.

– Khuyến khích giáo viên tự học, tự đọc, nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành, tài liệu tham khảo để trao dồi kiến thức cho bản thân.

  1. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của Bộ GD& ĐT. Đổi mới hình thức tổ chức các sân chơi, ngày hội, ngày lễ trong nhà trường nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành các kỹ năng cần thiết cho trẻ.
  2. Chỉ tiêu:
    + Chất lượng giáo dục.

100% Các lớp thực hiện tốt chương trình GDMN.

100% Giáo viên nắm vững chương trình giáo dục mầm non, chủ động trong việc lập kế hoạch và xây dựng kế hoạch, biết lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục phù hợp với chủ đề (giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục lễ giáo và kỹ năng sống)

100% các lớp biết tạo môi trường cho trẻ hoạt động phong phú, da dạng, phù hợp với chủ đề, thỏa mãn nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ.

100% các lớp có đầy đủ hồ sơ, sổ sách của cô và trẻ đảm bảo đẹp về hình thức, đủ về nội dung, chính xác phong phú về chất lượng.

100% trẻ được học đúng độ tuổi, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động.
80- 90% trẻ mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia vào các hoạt động.

100% trẻ 5 tuổi  được cung cấp đủ kiến thức và kỹ năng, chuẩn bị đủ điều kiện vào lớp 1.

Phấn đấu cuối năm học chất lượng khảo sát trên trẻ theo các lĩnh vực giáo dục đạt tỷ lệ:

+ Nhận thức: Xếp loại tốt: 85-90 %.

+ Ngôn ngữ: Xếp loại tốt: 85-90 %.

+ Thể chất: Xếp loại tốt: 90-95 %.

+ TCXH: Xếp loại tốt: 85-90 %.

+ Thẩm mỹ: Xếp loại tốt: 85-90 %

Tỷ lệ bé chuyên cần: 90-95%.

Tỷ lệ bé sạch: 100%.

Tỷ lệ bé ngoan: 100%.

Bé kiểm tra toàn diện: 90- 95%.

+ Ngày hội, ngày lễ’

100% các ngày hội, ngày lễ được thực hiện đúng thời gian, phù hợp với nội dung quy định của ngành học mầm non.

100% các cháu được tham gia vào ngày hội, ngày lễ và các hội thi trong năm.

100% các lớp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời, dạo chơi, tham quan, tạo sân chơi đa dạng, hấp dẫn cho trẻ tham gia.

  1. Giải pháp:

Ngay từ đầu năm học lên kế hoạch thực hiện chương trình cho toàn trường, đề ra nội dung, yêu cầu cụ thể cho từng khối. Đưa kế hoạch, nội dung đã xây dựng để thảo luận từ đó đi đến thống nhất và định hướng chung cho toàn trường thực hiện.

Chỉ đạo các tổ khối xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo khối và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.

Tiếp tục chỉ đạo giáo viên thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục BVMT, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giáo dục lễ giáo – kỹ năng sống …. đã thực hiện ở những năm học trước vào kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục.

          – Phát huy vai trò mạng lưới chuyên môn như tổ trưởng, khối trưởng, hội đồng chuyên môn, hội đồng khoa học, ban thanh tra theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Mỗi thành viên trong hội đồng, ban thanh tra phải chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công, chịu trách nhiệm trước BGH về công việc của mình phụ trách.

           – Chỉ đạo các lớp tạo môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng “mở”, tiện dụng, hiệu quả trong quá trình thay đổi chủ đề, phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ trong quá trình vui chơi, học tập.

            – Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đều đặn và có chất lượng, đảm bảo yêu cầu ít nhất 2 lần/1 tháng( có tiêu chí cụ thể đánh giá giáo viên trong việc tham gia sinh hoạt chuyên môn).

           – Tăng cường kiểm tra chất lượng tay nghề giáo viên thông qua các hoạt động giáo dục và khảo sát chất lượng thực tế trẻ.

           – Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi, sử dụng đồ dùng để phục vụ cho các hoạt động trên lớp.

          – Tiếp tục tham mưu với hiệu trưởng mua sắm, đầu tư, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội ngày lễ, các hội thi, các chuyên đề cụ thể và được thông qua hội đồng chuyên môn nhà trường bàn bạc, thống nhất về mặt nội dung, hình thức tổ chức.

            – Đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, tạo tâm thế vui vẻ thoải mái và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ khi tham gia vào các hoạt động, coi đây là một trong những hoạt động tuyên truyền, thu hút sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh.

            – Phối hợp với phụ huynh cùng tổ chức ngày hội, ngày lễ, các sân chơi cho trẻ nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng trong và ngoài trường đồng thời tạo mối quan hệ gắn kết, mật thiết, thân thiện giữa nhà trường với phụ huynh và các đơn vị, giữa người lớn với trẻ.

  1. Coi trọng công tác khảo sát, nghiên cứu khoa học. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các chuyên đề, hội thi trong năm nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường:
  2. Chỉ tiêu:

100% trẻ được khảo sát chất lượng theo từng lĩnh vực phát triển. Riêng trẻ 5 tuổi được đánh giá theo bộ chuẩn phát triển.

Kết quả khảo sát chất lượng trên trẻ cuối năm học của nhà trường: 9/9 lớp xếp loại Tốt.

Kết quả kiểm tra chất lượng giáo viên của nhà trường.

+ 25-30% giáo viên kiểm tra xếp loại Khá.

+ 70-75% giáo viên kiểm tra xếp loại Tốt ( Không có giáo viên kiểm tra XLTB).

* Về chuyên đề.

100% các lớp thực hiện lồng ghép tích hợp các chuyên đề xếp loại Tốt và Khá.
80-85 % giáo viên lên tiết chuyên đề xếp loại Tốt.

* Về hội thi:

           + Chỉ tiêu :

* Hội thi của giáo viên

– Hội thi GVDG vòng trường : Đạt 8/13 GV; Tỷ lệ: 61,53%

– Hội thi GVDG cấp huyện: Đạt 2 G

– Hội thi viết SKKN đạt : 60% Trở lên

           *  Hội thi của học sinh:

+  Hội thị bé khỏe bé ngoan

– Cấp trường tháng 3/2018; đạt 100%

– Cấp Huyện tháng 4/2018; đạt 100%

+ Hội thi BKT

– Cấp trường: tháng 01/2018: đạt  6 trẻ

– Cấp huyện : tháng 02/2018 : đạt 01 giải nhất; 02 giải nhì và 03 giải 3.

– Cấp tỉnh:  tháng 05/ 2018 : Đạt 01 giải 3

 + Hội thi bé thông minh nhanh trí:

– Cấp trường tháng 01/2018 : chọn 01 đội

– Cấp huyện tháng 02/2018: Đạt 01 giải nhì

+ Hội thi đầu bếp tí hon:

– Cấp trường tháng 01/2018: chọn 01 đội

– Cấp huyện tháng 02/2018: đạt giải nhì

+ Hội thi bé vui giao thông

– Cấp trường tháng 02/2018 : chọn 01 đội

– Cấp huyện tháng 3/2018  đạt giải nhì

+ Hội thi hội khỏe măng non:

– Cấp trường tháng 3/2018 chọn 01 đội

– Cấp huyện tháng 4/2018 đạt giải nhất

– Cấp tỉnh tháng 5/2018 : đạt giải 3

  1. Giải pháp:

– Giáo viên chủ nhiệm lớp đầu năm chọn những cháu có năng khiếu bồi dưỡng ngay từ đầu năm học.

– Khuyến khích giáo viên ôn luyện cho các cháu tham gia các hội thi do PGD tổ chức.

– Giao chỉ tiêu cho giáo viên chủ nhiệm lớp đưa vào xét thi đua khen thưởng cuối năm.
Tổ chức hướng dẫn giáo viên phương pháp, kỹ năng viết chuyên đề khoa học để các chuyên đề đạt chất lượng và hiệu quả cao, chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp trường. Cương quyết xử lý các trường hợp sao chép chuyên đề dưới mọi hình thức.
Biểu dương những chuyên đề kinh nghiệm được xếp loại Tốt, đưa vào thực tế áp dụng.

* Đối với chuyên đề:

+ Chuyên đề 

Ngay từ đầu năm học xây dựng kế hoạch cho chuyên đề, thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức chuyên đề. Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung thực hiện đối với các chuyên đề.

Xây dựng tiêu chí thi đua thực hiện chuyên đề, có sơ kết, tổng kết đánh giá xếp loại từng khối, từng lớp, từng giáo viên trong việc thực hiện chuyên đề.

         – Triển khai nhân rộng đại trà tại 100% các lớp.

Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề. Tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo.

* Chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường:

         – Tiếp tục phát động phong trào xây dựng môi trường: xanh – sạch – đẹp – thân thiện giữa các lớp. Tổ chức thi góc tuyên truyền và giáo dục bảo vệ môi trường tại các lớp.

        – Tổ chức cho trẻ tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp và giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.

        – Tiếp tục tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường xanh-sạch- đẹp- an toàn- thân thiện.

        –Tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.

* Chuyên đề Giáo dục an toàn giao thông:

         – Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về An toàn giao thông cho tất cả CBGVNV và phụ huynh trong toàn trường nhằm cung cấp những hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật về ATGT và tự giác chấp hành giao thông khi tham gia giao thông bằng nhiều hình thức

         – Thông qua các giờ hoạt động cung cấp các kiến thức về ATGT cho trẻ, giúp trẻ nắm được các quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông cùng với người lớn. Chỉ đạo giáo viên tích cực sưu tầm tranh ảnh, các trò chơi, câu đố, bài thơ…về ATGT để dạy trẻ.

        – Chỉ đạo tổ chức sân chơi “ Bé với an toàn giao thông” tại các lớp.

       * Chuyên đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

          – Thông qua các giờ hoạt động giáo viên tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ, giúp trẻ nắm được cách ứng xử, thói quen trong sinh hoạt.

+ Hội th

Tổ chức cho 100% giáo viên đủ điều kiện tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường và cấp huyện, cáp tỉnh và đồ dùng dạy học tự làm, sáng kiến kinh nghiệm các cấp.

Động viên, khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên có thành tích cao trong các hội thi.

  1. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các hoạt động chuyên môn trong nhà trường.
  2. Chỉ tiêu:

          – 100% các lớp được  kiểm tra theo kế hoạch hàng tháng, k

          – 100% giáo viên được kiểm tra (toàn diện, định kỳ, đột xuất, chuyên đề)

* Kiểm tra toàn diện – Chuyên đề

+ Học kỳ I: 7/14 đ/c

+ Học kỳ II: 7/14 đ/c.

– Trong đó: + Xếp loại Tốt: 12 đ/c , tỷ lệ 90%.

+ Xếp loại Khá: 2 đ/c, tỷ lệ  10 %.

          * Kiểm tra định kỳ, đột xuất.

Mỗi giáo viên được kiểm tra ít nhất 1 lần/ tháng, đánh giá ít nhất 1-2 hoạt động

           – Kiểm tra hồ sơ sổ sách, quy chế chuyên môn, môi trường hoạt động theo chủ đề, các hoạt động giáo dục, đánh giá trẻ…

          – 100% các cháu được kiểm tra, đánh giá chất lượng theo các lĩnh vực phát triển.
b. Giải pháp:

          – Tổ chức tập huấn cho đội ngũ  kiểm tra( tổ khối trưởng, hội đồng sư phạm Nhà trường) theo quy định của ngành học.

          – Xây dựng kế hoạch  kiểm tra giáo viên ngay từ đầu năm học, xác định nội dung, mục đích kiểm tra theo từng giai đoạn.

          – Căn cứ kế hoạch chuyên môn đồng thời bám sát kế hoạch hàng tháng của Hiệu trưởng để xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra theo đúng chỉ tiêu.

          – Trung thực, khách quan trong việc đánh giá, xếp loại, mỗi một đợt kiểm tra đều ghi hồ sơ hoặc lập biên bản và có chữ ký của người kiểm tra và người được kiểm tra.

         – Sau khi kiểm tra phải có nhận xét, so sánh, đối chiếu với các đợt kiểm tra trước, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của giáo viên, của trẻ để từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời.

        – Hình thức kiểm tra : có kế hoạch báo trước, tăng cường công tác kiểm tra đột xuất nhằm đánh giá một cách chính xác chất lượng dạy và học của cô và trẻ.

       – Xây dựng các tiêu chí thi đua, đánh giá xếp loại giáo viên hàng tháng.

       – Kiểm tra, đánh giá chất lượng trẻ tại các lớp.

       – Xây dựng quy chế chuyên môn rõ ràng, cụ thể cho hàng tháng, hàng kỳ.

       – Quản lý chặt chẽ các hoạt động chuyên môn bằng cách thường xuyên kiểm tra, thăm lớp, dự giờ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, kiểm tra kế hoạch khối trưởng…Nghiêm túc xử lý các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn tuỳ theo mức độ vi phạm.

        – Nắm bắt kịp thời những tồn tại trong công tác quản lý để từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

  1. Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy và học..
    Chỉ tiêu:

        – 100% cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học,

        – 100 % các lớp được trang bị đầy đủ máy vi tính.

90 % giáo viên biết sử dụng thành thạo máy vi tính

80 % giáo viên biết tự thiết kế giáo án diện tử, biết khai thác mạng tốt.
100% các giờ dạy có ứng dụng CNTT xếp loại tốt.

  1. Biện pháp
  2. Tham mưu với đ/c Hiệu trưởng đầu tư, mua sắm các trang thiết bị máy vi tính trong hoạt động chuyên môn.

Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia theo học tại các trung tâm tin học, ngoại ngữ để nâng cao trình độ.

Tiếp tục bồi dưỡng cho giáo viên biết thiết kế giáo án điện tử, chỉ đạo làm đồ dùng dạy học hiện đại (làm tranh ảnh động, các trò chơi hỗ trợ giảng dạy…) khai thác, tìm kiếm các dữ liệu trên mạng internet phục vụ cho công tác giảng dạy.

          – Xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, đưa vào tiêu chí thi đua hàng tháng, hàng kỳ.

  1. Nâng cao chất lượng hoạt động góc thư viện tại các lớp. Khai thác, sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
  2. Chỉ tiêu:

          – 100% các lớp xây dựng góc thư viện có các thiết bị, sách, tranh truyện, tập chí cho trẻ hoạt động.

          – 90 – 100% trẻ hứng thú, tham gia hoạt động tích cực, có kỹ năng trong các hoạt động tại góc thư viện.

           – 100% các lớp được cung cấp các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi tối thiểu phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Biết sử dụng và khai thác có hiệu quả, có ý thức giữ gìn bảo vệ, quản lý các t­hiết bị, đồ dùng, đồ chơi khi được cấp phát.

  1. Giải pháp:

          – Chỉ đạo các lớp vận động phụ huynh tham gia đóng góp, ủng hộ các nguyên học liệu, tài liệu phục vụ cho góc thư viện tại các lớp.

         – Thường xuyên kiểm tra đánh giá tạo môi trường hoạt động, việc tổ chức cho trẻ hoạt động, trải nghiệm tại góc thư viện của các lớp.

         – Tổ chức kiểm kê tài sản, có tiêu chí khen thưởng đối với những lớp, cá nhân có ý thức, giữ gìn, sử dụng tài sản, các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi một cách hiệu quả, đúng mục đích đồng thời cũng kiên quyết xử lý các trường hợp làm mất mát, hư hỏng tài sản, đồ dùng trong Nhà trường.

 

  1. HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM TRONG NĂM

 

 

Tháng

 

 

                    Nội dung công việc

Người

thực hiện

Người

Kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 

 

9/2017

 

+ Tổ chức : “Ngày hội đến trường của bé”.

– Thực hiện chuyên môn  tuần 1 đến tuần  3

+ Hướng dẫn GV thực hiện đánh giá chỉ số của bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

+ Hoàn thiện sổ sách chuyên môn cho các nhóm, lớp.

+ Tổng hợp số liệu đăng kí mua tài liệu cho trẻ.

+ Tham gia tập huấn bồi dưỡng chuyên đề cho CBQL

+ Dự họp phụ huynh các điểm

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn

+ Chuẩn bị một số nội dung chuyên môn PGD, SGD kiểm tra đầu năm.

+ Kiểm tra hồ sơ sổ sách Giáo viên

+ Kiểm tra công tác trang trí lớp đầu năm.

+ Kiểm tra việc phổ cập trẻ của giáo viên

+ Hướng dẫn GV đánh giá các chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và xây dựng bộ công cụ đánh giá trẻ.

+ Kiểm tra công tác soạn giảng và HSSS của GV.

+ Kiểm tra dự giờ nhóm – lớp

+ Thi giáo viên dạy giỏi vòng trường

+ Mở thao giảng một hoạt động

 

Toàn trường

GV

PHTCM

 

PHT

 

PHT +GV

 

 

PHT

HT+ PHT

 

PHT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHT

GV

GV+ TKT

 

BGH

BGH

HT

 

PHT

 

PHT

 

 

HT

 

 

HT

 

 

PHT

 

 

 

 

 

 

 

HT-PHT

HT-PHT

 

 

 

10/2017

 

 

 

 

+ Tiếp tục thực chuyên môn theo chủ đề dự kiến (tuần 4 – 7).

+ Kiểm tra việc thực hiện nề nếp, trang trí lớp và các hoạt động chuyên môn

+ Hướng dẫn GV thực hiện các chuyên đề trong năm học.

+ Chuẩn bị thao giảng 2 tiết

+ Kiểm tra sổ sách GV. 

+ Kiểm tra, dự giờ nhóm- lớp

GV

 

CM

PHT

 

PHTCM

 

 

PHT& TKT

 

PHT

 

PHT

 

 

 

HT

 

PHT

 

 

 

 

 

 

11/2017

+ Thực hiện chuyên môn tuần 8 đến tuần 11.

+ Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nề nếp, các hoạt động chuyên môn.

– Xây dựng các tiết dạy mẫu chuyên đề

– Hưởng ứng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn.

– Kiểm tra thăm lớp dự giờ, bồi dưỡng GV giỏi và GV yếu.

– Phát động phong trào làm ĐDĐC phục vụ chuyên đề.

GV

 

BGH

 

Toàn trường

PHT

BGH+ TKT

 

BGH+ TKT

 

PHT

 

 

 

PHT

PHT

 

 

 

 

 

 

12/2017

 

+ Thực hiện chuyên môn tuần 12 đến 14

+  Kiểm tra việc thực hiện chương trình thời gian biểu các nhóm lớp

+ Kiểm tra,dự giờ đánh giá việc thực hiện phổ cập trẻ và đánh giá các chỉ số trong bộ chuẩn.

– Dự chuyên đề chuyên môn do PGD tổ chức

– Thao giảng 2 tiết.

+ Kiểm tra toàn diện giáo viên học kỳ I.

– Báo cáo sơ kết học kỳ I.

GV

BGH

 

BGH

BGH

 

CM

PHT, BGH

PHT

BGH

 

 

 

 

PHT

 

 

 

 

01/2018

+ Thực hiện CM tuần 15 đến tuần 18

+ Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nề nếp các hoạt động chuyên môn.

+ Kiểm tra, dự giờ các nhóm.

+ Tham gia hội thi “TRV giỏi” cấp huyện.

– Tổ chức các hội thi của bé cấp trường.

GV

BGH

 

BGH

BGH

 

PHT

PHT

 

BGH

PHT

 

 

 

 

 

 

02/2018

– Thực hiện chuyên môn tuần 19 đến tuần 22.

– Tham dự hội thi ” Bé khéo tay”; ” Bé tập làm nội trợ”; ” Bé thông minh nhanh trí” cấp huyện.

– Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình nền nếp chuyên môn .

– Kiểm tra thăm lớp, dự giờ

– Tham gia các hội thi của bé cấp huyện..

– Tổ chức họp chuyên môn

– Kiểm tra HSSS của GV.

– Phát động phong trào xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp, an toàn và thân thiện.

GV

 

CM

BGH

GV

BGH

 

 

 

BGH

PHT

BGH

PHT

 

 

BGH

 

BGH

 

 

 

PHT

 

 

 

 

 

 

3/2018

 

 

+  Thực hiện chuyên môn tuần 23 đến 26

+ Tham dự hội thi ” Bé TLNT, BKT”;  “Đầu bếp tí hon” cấp huyện.

+ Kiểm tra soạn giảng của GV, nề nếp học tập và vui chơi của trẻ theo kế hoạch.

+ Kỷ niệm ngày 08/3

+ Kiểm tra, dự giờ nhóm, lớp

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn.

GV

BGH

GV

Toàn trường

BGH

 

BGH

 

 

 

 

 

 

PHT

 

 

 

4/2018

 

 

+ Thực hiện CM tuần 27 đến tuần 30

+ Tham gia hội thi “ Bé VGT, Hội khỏe măng non” cấp huyện

+ Bồi dưỡng các hội thi cấp tỉnh

+ Kiểm tra toàn diện học kì II

+ Kiểm tra việc thực hiện nề nếp tổ chức các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ.

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn .

 

GV

HT

 

HT

 

 

PHT, TKT

 

PHT

PH

 

BGH

PHT

 

 

 

 

 

5/2017

 

 

+ Thực hiện CM tuần  đến 31 – 35

+ Tham dự các hội thi cấp tỉnh (trẻ)

+ Duy trì thực hiện chương trình

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng trẻ MG 5 tuổi theo yêu cầu của Bộ GD.

+ Đánh giá cuối độ tuổi.

+ Chuẩn bị tốt cho công tác khen thưởng học sinh.

+ Tổ chức họp phụ huynh học sinh cuối năm.

– Chuẩn bị tổng kết năm học.

GV

Toàn trường

PHTCM

 

GV

GV

GV

 

HT

Toàn trường

PHT

PHT

PHT

 

PHT

BGH

 

 

 

BGH

 

Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của đơn vị trường mầm non Giồng Găng./.

  Nơi nhận:                                                                                                                                         

– Phòng GDĐT: ( báo cáo)                                                                                               – CBGVNV: ( T/h)

– Lưu: VT.CM.

             HIỆU TRƯỞNG                                            P.HIỆU TRƯỞNG 

                         (Đã ký)                                                             (Đã ký)

       Bùi Thị Trinh                                                  Đỗ Thị Duyên Ngân