BÀI TUYÊN TRUYỀN CÁCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

UBND HUYỆN TÂN HỒNG       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN GIỒNG GĂNG                        Độc lập – Tụ do – Hạnh phúc

                                                           

                  BÀI TUYÊN TRUYỀN                                  

            CÁCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT  HUYẾT                                      

  1. Nguyên nhân của bệnh, cách lây truyền :

Bệnh Sốt xuất huyết do virus Dengue gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi  thường được gọi là muỗi vằn.

Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.

Muỗi vằn hoạt động hút máu vào ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

* Lưu ý : Dịch SXH thường xảy ra theo mùa, dịch bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến cuối năm, cao nhất vào tháng 7,8,9,10. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc SXH.

Vòng đời của muỗi vằn trải qua 4 giai đoạn : trứng –  bọ gậy – lăng quăng – muỗi trưởng thành.

  1. Biểu hiện của bệnh:

– Sốt cao liên tục, kéo dài từ 2-7 ngày, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức các khớp.

– Xuất huyết da, chảy máu răng, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân Đen

III. Cách phòng chống bệnh SXH

– Dùng thuốc xịt muỗi, nhang diệt muỗi, vợt muỗi bằng điện…

– Thoa kem chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay đối với trẻ em, ngủ mùng kể cả ban ngày…

– Sắp xếp quần áo, đồ vật trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.

– Thường xuyên cọ, súc rửa lu, khạp, chum vại, phi… , để loại bỏ trứng muỗi bám vào. Đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng.

– Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể xúc rửa hoặc đậy nắp được ta có thể thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy

* Thu dọn rác ( chai, lọ, bát , lu vỡ, vở hộp nhựa, lớp xe hỏng, vỏ gáo dừa…)

* Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ.

Nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”

DUYỆT CỦA TRƯỞNG TRẠM                                   Y TẾ HỌC ĐƯỜNG

                   ( đã ký)

          Nguyễn Văn Ngự                                           Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

1.Nguyên nhân của bệnh và cách lây truyền bệnh:

Bệnh tay-chân-miệng là bệnh nhiễm trùng cấp, bệnh lây lan qua đường ăn uống và tiếp xúc trực tiếp, bệnh có khả năng lây lan mạnh và phát thành dịch bệnh xảy ra quanh năm tăng cao vào đầu mùa mưa và đầu mùa đông bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ. Chưa có thuốc phòng ngừa và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu khi mắc bệnh.

Nguyên nhân: Do nhóm virus đường ruột gây ra trong đó có Entero virus là nhóm virus có độc lực cao diễn tiến nặng.

Đường lây:  Bệnh lây chủ yếu qua thức ăn nước uống có nhiễm mầm bệnh, một phần lay lan trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua bàn tay chăm sóc, vật dụng, đồ chơi của trẻ và đồ dùng cá nhân…..

  1. Cách phòng bệnh:

Hiện nay chưa có vác xin phòng ngừa, mà chỉ phòng ngừa thụ động bằng các biện pháp sau:

– Nếu phát hiện bệnh nên cách ly bệnh nhân điều trị.

– Rủa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, và khi tiếp xúc với những đồ dùng nghi nhiễm mầm bệnh.

– Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, rau sống được ngâm kỹ rửa sạch không uống nước lã.

– Không ăn thức ăn đã bị nhiễm khuẩn.

– Nguồn thức ăn phải đảm bảo vệ sinh.

– Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng bệnh nhân xuống ao hồ, sông, giếng.

        DUYỆT CỦA TRƯỞNG TRẠM Y TẾ                           Nhân viên Y tế