BÀI TUYÊN TRUYỀN
CÁCH CHĂM SÓC MẮT CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON
- Đối với trẻ nhỏ: cần vệ sinh mắt bé mỗi ngày, tránh để bé dụi tay lên mắt thường xuyên. Và luôn giữ tay bé sạch sẽ để lỡ bé có dụi tay lên mắt cũng hạn chế gây viêm nhiễm.
– Khi phát hiện những bất thường hoặc những bệnh lý ở mắt như: mắt trẻ đỏ, có nhiều ghèn, ngủ dậy hai mí mắt dính chặt vào nhau khó mở được mắt, chảy nước mắt sống, mi mắt sưng to. Trẻ than ngứa mắt, nóng rát và cộm xốn trong mắt, đau nhức nhẹ ở mắt … nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt.
– Việc nhỏ thuốc nhỏ mắt cho trẻ không dễ thực hiện, vì thế chờ khi bé ngủ cha mẹ mới nhỏ mắt cho bé, vì bé thức sẽ khóc nước mắt làm trôi thuốc.
- Đối với những bé ở lứa tuổi đi học: cần vệ sinh mắt sạch sẽ mỗi ngày, hạn chế dụi tay lên mắt, khi trẻ đi bơi về cha mẹ nên lấy nước muối sinh lý rửa mắt cho trẻ vì đây là nơi dễ gây lây nhiễm các bệnh về mắt. Đặc biệt chú ý những biểu hiện bất thường ở mắt bé để sớm phát hiện những tật khúc xạ: cận, viễn , loạn thị.
- Khi thấy trẻ có có những biểu hiện:
– Trẻ xem tivi hay chạy lại gần hoặc trẻ ở lớp phải chạy lại gần bảng hoặc chép bài của bạn.
– Kết quả học tập giảm sút, giáo viên phải báo động vì hay chép đề sai hoặc viết sai chữ.
– Trẻ hay nheo mắt hoặc có tư thế đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở nơi xa.
– Thường hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ.
– Việc nhỏ thuốc nhỏ mắt cho trẻ không dễ thực hiện, vì thế chờ khi bé ngủ cha mẹ mới nhỏ mắt cho bé, vì bé thức sẽ khóc nước mắt làm trôi thuốc.
– Sợ ánh sáng hoặc chói mắt.
– Trẻ hay than mỏi mắt, nhức đầu hoặc chảy nước mắt.
– Nhắm một mắt khi đọc hoặc xem tivi.
– Thường không thích các hoạt động liên quan tới thị giác gần như vẽ hình tô màu hay tập đọc, hoặc các hoạt động liên quan tới thị giác xa như chơi ném bóng.
– Trẻ nghi ngờ có lé mắt.
Ú Khi trẻ có những biểu hiện trên nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám kiểm tra mắt bé
- Để phòng tránh các bệnh về mắt:
– Trẻ cần học tập và chơi ở khoảng cách thích hợp. Bàn ngồi học vừa kích thước cơ thể, khoảng cách từ Mắt – Sách vở: 30 – 40cm. Trẻ nên được hướng dẫn ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế, không nằm đọc sách. Chọn nơi có đủ ánh sáng khi đọc sách: việc chiếu sáng được xem là tốt nhất cho việc đọc sách là chiếu sáng từ sau và trên xuống.
– Ánh sáng dùng để đọc sách phải có cường độ lớn gấp 3 lần cường độ ánh sáng trong phòng. Chọn giấy học, sách vở không quá bóng, chữ in rõ ràng không gây mỏi mệt mắt. Không cúi gằm hoặc đưa sách quá gần mắt.
– Trẻ có tật khúc xạ nên cho ngồi gần bảng. Khi làm việc với máy tính khoảng 30 phút thì cho mắt nghỉ ngơi, nhìn ra xa khoảng 30 giây, hoặc có thể đi lại tới lui trong phòng cũng giúp mắt trẻ đươc nghỉ ngơi.
– Khi chơi game hoặc xem tivi và video không để trẻ ngồi quá lâu; khi xem tivi nên ngồi xem ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng khoảng cách tivi (khoảng 2,5 đến 3mét). Khi tham gia các phương tiện giao thông (tàu, xe, máy bay..) không nên đọc sách vì chuyển động lắc lư gập ghềnh làm ta phải thay đổi điều tiết liên tục gây mệt mỏi về thị giác.
Nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ như vitamin A, B1, B12, … có nhiều trong rau củ quả có màu đậm, thịt cá, trứng, sữa.
DUYỆT CỦA TRƯỞNG TRẠM Y TẾ | Y TẾ HỌC ĐƯỜNG |
Nguyễn Văn Ngự Nguyễn Thị Bích Ngọc