KẾ HOẠCH Chăm sóc mắt học đường

UBND HUYỆN TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON GIỒNG GĂNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
   Tân Hồng, ngày    tháng    năm 2023
   

 

KẾ HOẠCH

Chăm sóc mắt học đường

Năm học: 2022 – 2023

 

Căn cứ thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm  2016 về hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học;

Căn cứ kế hoạch số 244/KH-MNGG ngày 05 tháng 9 năm 2022 của trường Mầm non Giồng Găng thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 – 2023;

Căn cứ kế hoạch số 265/KHYT-MNGG ngày 09 tháng 9 năm 2022 kế hoạch hoạt động y tế trường học năm học 2022– 2023.

Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị Trường Mầm non Giồng Găng. Nay bộ phận y tế trường học lập kế hoạch chăm sóc mắt học đường năm học 2022-2023 như sau:

I/ MỤC ĐÍCH.

– Nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, phụ huynh về chăm sóc mắt và phòng chống cận thị;

– Nâng cao năng lực quản lý tật khúc xạ và kiến thức về chăm sóc mắt của Cán bộ y tế trường học;

– Phấn đấu đạt 100% học sinh ở tất cả các cấp lớp đều được kiểm tra thị lực ít nhất 1lần/năm học, nhằm phát hiện những em học sinh có thị lực kém để chuyển đến cơ sở chuyên khoa mắt can thiệp điều trị;

– Phấn đấu đạt 100% các em có thị lực kém phải đến cơ sở chuyên khoa mắt điều trị thông qua năng lực quản lý chương trình mắt của CBYT trường học;

II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1.Truyền thông giáo dục sức khỏe cho Mắt.

Lập sổ theo dõi truyền thông: kế hoạch, thực hiện: thời gian, nội dung, đối tượng truyền thông, số lần truyền thông mắt tối thiểu 2lần/năm học.

  1. Phân loại sức khỏe Mắt theo thị lực:

Loại 1: Thị lực ≥ 7/10 ở cả hai mắt (không giảm thị lực, không có bệnh lý về mắt và tật khúc xạ nhẹ chưa cần can thiệp).

Loại 2: Thị lực kém do tật khúc xạ hoặc có bệnh lý về mắt ở 01 hoặc 02 mắt  < 7/10 (cho dù có đeo kính hoặc không đeo kính)..

Loại 3: Thị lực < 7/10 do nhược thị, chấn thương hoặc các bệnh về mắt khác ở 01 hoặc 02 mắt.

Lưu ý: Các bệnh về mắt ở học sinh thường gặp: Lé, sụp mi, đồng tử trắng, nhược thị, chấn thương … Khi đánh giá thị lực nên xét loại 1 trước (nếu không đạt sẽ xét đến loại 3, còn lại là loại 2).

Ví dụ: Loại 1 thì 2 mắt ≥ 7/10 (không có bệnh lý về mắt). Sau đó, xem có phải loại 3 không khi thị lực < 7/10 do bệnh lý không chữa được (nhược thị, chấn thương …), phần còn lại là loại 2.

– Lập kế hoạch hoạt động chương trình Mắt đầu năm học (trong kế hoạch của chương trình y tế trường học);

– Truyền thông giáo dục sức khỏe mắt cho học sinh và giáo viên: Treo, dán tranh ảnh truyền thông về mắt ở góc truyền thông của trường;

– Tổ chức nói chuyện truyền thông cho học sinh, giáo viên:

Về cách chăm sóc mắt;

Phòng chống tật khúc xạ;

Tác hại của tật khúc xạ nếu không đeo kính hoặc đeo kính không đúng độ;

Phòng tránh chấn thương mắt;

Tư thế ngồi học, bố trí góc học tập tại nhà. Đặc biệt giáo dục cho học sinh khối mầm non và cấp 1 tư thế ngồi đọc, tư thế ngồi viết đúng để tạo thói quen tốt cho học sinh ở độ tuổi này nhằm hạn chế tình trạng mắc tật khúc xạ, đồng thời các giáo viên ở khối mầm non và cấp 1 trực tiếp phụ trách lớp cần nhắc nhở tư thế ngồi học đúng cho các em học sinh;

Các thói quen có hại cho mắt;

Chỉ dẫn nơi treo bảng tự đo thị lực và hướng dẫn học sinh tự kiểm tra thị lực;

Trang bị góc (nơi) cho học sinh tự kiểm tra thị lực;

w Hướng dẫn sử dụng bảng như sau :

– Chọn nơi có đủ ánh sáng, học sinh thường tập trung, ví dụ : ở trước phòng y tế, góc truyền thông, khu vực sinh hoạt chung…;

– Khoan gắn chặt bảng thị lực vào tường sao cho bảng cách mặt đất khoảng 1m (đối với trường cấp 1), hoặc 1,2m (đối với trường cấp 2), hoặc 1,5m (đối với trường cấp 3);

– Kẻ 1 vạch bằng mực không phai hoặc dán băng keo màu lên mặt đất cách bảng 4mét;

– Hướng dẫn cho học sinh biết cách tự kiểm tra thị lực cho mình trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp: nơi treo bảng, cách tự đo, khi không đọc các chữ trên bảng thì làm sao, mục đích của đo thị lực;

  1. 3. Theo dõi, quản lý, tổ chức đo thị lực cho học sinh :

– Lập sổ theo dõi kết quả khám mắt, kết quả thị lực cho các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh có thị lực kém và đang đeo kính;

– Thông báo về gia đình biết kết quả đo thị lực và hướng dẫn phụ huynh đưa con em mình đi khám tại cơ sở có chuyên khoa mắt nếu học sinh có thị lực chưa đạt (đối với học sinh mầm non) hoặc thị lực < 7/10 (đối với học sinh phổ thông);

– Kết nối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên khác các trường hợp học sinh ngồi học không đúng tư thế để thông báo về gia đình nhắc nhở thêm cho học sinh;

– Tổ chức sàng lọc thị lực sớm cho các em học sinh nếu lịch khám sức khỏe trể, nhằm giúp các em có thị lực kém đi khám mắt sớm để có thị lực tốt học tập.

Trên đây là kế hoạch chăm sóc mắt của trường Mầm non Giồng Găng năm học 2022-2023./.

Nơi nhận:

-Toàn thể CB,GV,NV ( t/h);

-Lưu: VT,Ngọc (2).

 

HIỆU TRƯỞNG

 

Bùi Thị Trinh

Người lập kế hoạch

Y TẾ HỌC ĐƯỜNG

Nguyễn Thị Bích Ngọc