TUYÊN TRUYỀN BỆNH TAY- CHÂN- MIỆNG

 

BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG

Bệnh Tay – Chân – Miệng là bệnh nhiễm trùng cấp, bệnh lay lan qua đường ăn uống và tiếp xúc trực tiếp, bệnh có khả năng lây lan mạnh và phát thành dịch, bệnh xảy ra quanh năm tăng cao vào đầu màu mưa và đầu màu đông, bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ. Chưa có thuốc phòng ngừa và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu khi mắc bệnh.

  1. Nguyên nhân: Do nhóm virus đường ruột gây ra trong đó có Entero virus (EV 71) là nhóm virus có độc lực cao diễn tiến nặng.
  2. Đường lây:

– Bệnh lây chủ yếu qua thức ăn nước uống có nhiễm mầm bệnh, một phần lay lan trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua bàn tay chăm sóc, vật dụng, đồ chơi của trẻ và đồ dùng cá nhân…

  1. Lâm sàng (biểu hiện)

Ủ bệnh: Sau khi nhiễm virus từ 3 đến 15 ngày, thường 3 đến 7 ngày thời gian này không biểu hiện gì.

Khởi phát: Lúc đầu sốt nhẹ 38 đến 39oc bức rức quấy khóc sau đó nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, mông và ở miệng, đôi khi kèm theo nôn tiêu chảy.

+ Bóng nước: Trước tiên nổi hồng ban sau vài giờ nổi bóng nước, bóng nước vở ra và tọa thành vét loét: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở miệng (niêm mạc má, lợi rămg, vòng họng…);

+ Nếu diểm tiến lành tính thì sau 7 ngày bóng nước lặn bệnh nhân hết sốt ( khỏi bệnh);

+ Nếu diển tiến nặng sau nổi bóng nước 1 tới 3 ngày bệnh nhân có có biểu hiện:

* Phổi: Ho, thở nhanh đến khó thở, tím tái (biểu hiện của viêm phổi nặng) sốt cao 39,5 oc.

* Viêm não: Bé đột ngột sốt cao, bỏ bú, li bì, trẻ lởn đi loạn choạn, chới với, hoặc yếu liệt, nặng có thể co giật, có thể co giật.

* Viêm cơ tim cấp đột ngột sốt cao tím tái mạch nhanh nhẹ huyết áp hạ, tim loạn nhịp và tử vong rất nhanh.

– Khỏi bệnh:

+ Nếu không có biến chứng thì trẻ khỏi bệnh hoàn toàn không để lại di chứng;

+ Nếu có biến chứng thì thì tùy cơ quan tổn thương mà hậu quả để lại có thể là; tổn thương não, suy tim…..

  1. Điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chỉ điều trị triệu chứng và điều trị biến chứng.
  2. Phòng ngừa: chưa có vác xin phòng ngừa, mà chỉ phòng ngừa thụ động bằng các biện pháp sau:

5.1. Đối với bệnh nhân:

– Nếu phát hiện bệnh nên cách ly bệnh nhân điều trị hạn chế lay lan;

– Theo dỏi và điều trị triệu chứng nâng cao thể trạng tránh các yếu tố làm bệnh nặng thêm.

5.2. Đối với cá nhân:

– Rữa tay bằng xà bông (xà phòng) trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; và khi tiếp xút vời những đồ dùng nghi nhiễm mầm bệnh;

– Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, không nên đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc Chloramin B sau mỗi lần đi tiêu;

– Phân và chất thải của bệnh nhân phải đổ vào nhà tiêu và cho vôi bột hoặc Chloramin B vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn;

– Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ….

– Hạn chế người ra vào vùng đang có dịch.

5.3 Đối với người chăm sóc bệnh nhân: Cần vệ sinh cá nhân mỗi sau khi chăm sóc bệnh nhân.

5.4. Đối với cộng động:

– Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, rau sống được ngâm kỹ rữa sạch, không uống nước lã.

– Không ăn thức ăn đã bị nhiễm khuẩn,

– Nguồn nước ăn uống phải được đảm bảo vệ sinh;

– Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng bệnh nhân xuống ao hồ, sông, giếng.

 

TRƯỞNG TRẠM Y TẾ                                           Y TẾ HỌC ĐƯỜNG

 

Nguyễn Văn Ngự                                      Nguyễn Thị Bích Ngọc